6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU Ở HUYỆN CƯ KUIN
3.2.1. Hoàn thiện qui hoạch và quản lý qui hoạch sản xuất hồ tiêu
a. Hoàn thiện quy hoạch sản xuất hồ tiêu
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hồ tiêu của địa phương theo quy hoạch chung của cả nước; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hồ tiêu của địa phương; điều tra xác định diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần trồng tái canh, diện tích hồ tiêu bị sâu bệnh gây hại nặng, trồng trên các vùng đất không thích hợp để đề xuất phương án trồng thay thế hoặc chuyển sang trồng cây khác; kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, sản xuất giống hồ tiêu tại địa phương.
Phát triển quy mô sản xuất hồ tiêutrên địa bàn huyện Cư Kuin cần phải bám sát quyết định 1442/QĐ-BNN-TT ngày 27/6/2014 của Bộ NN & PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Theo đó đối với diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh. Hồ tiêu trồng ở những nơi điều kiện sinh thái không thích hợp, hồ tiêu bị nhiễm các bệnh khó phòng trị và không nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cần khuyến khích chuyển sang trồng cây khác theo quy hoạch của địa phương.
Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn còn rất ít (đất bằng chưa sử dụng 266 ha) do đó khả năng mở rộng diện tích canh tác là rất hạn chế.Vì vậy khi đưa đất chưa sử dụng có khả năng khai thác vào phát triển sản xuất hồ tiêu phải đảm bảo sử dụng tài nguyên đúng mục đích, tiết kiệm và mang lại hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển diện tích trồng hồ tiêu phải gắn với quy hoạch tổng thể Kinh tế xã hội đến năm 2020 của huyện Cư Kuin. Định hướng phát triển vùng trồng hồ tiêu tập trung và chủ lực tại địa bàn các xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi và thích hợp để phát triển hồ tiêu như: Ea Ninh, Ea Bhốk, Ea Hu, Ea Tur…
Để cây tiêu phát triển mang tính bền vững và thật sự trở thành cây xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền địa phương cần có chính sách, giải pháp phù hợp để quy hoạch, nhân rộng diện tích. Chú trọng tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng đúng hướng: chỉ chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả hay diện tích hoang hóa có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với cây tiêu; chỉ được mở rộng diện tích trồng tiêu ở những khu vực được quy hoạch; chú ý giữ thế đa canh, không nên trồng quá ồ ạt hoặc phát triển diện tích quá lớn trong một hộ gia đình để tránh những rủi ro về sau bởi giá hồ tiêu vẫn phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới.
Tổ chức các lớp tập huấn về quy hoạch sản xuất hồ tiêu với sự phối hợp , hợp tác đào tạo từ đa ngành (Sở NN&PTNT, sở Khoa học-đầu tư và phòng NN-UBND huyện). Bên cạnh đó nâng cao vai trò của các UBND huyện, xã, các thôn, về định hướng phát triển ngành hồ tiêu. Nâng tầm vai trò cộng đồng, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia quy hoạch.
b. Quản lý quy hoạch sản xuất hồ tiêu
Các Bộ ngành Trung ương phối hợp với Bộ NN & PTNT và các địa phương triển khai theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, đảm bảo các điều kiện phát triển hồ tiêu theo quy hoạch.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch; kịp thời phát hiện các vướng mắc để tổng hợp nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.
Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần coi trọng sự tham gia của người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cũng như tất cả những thành phần kinh tế khác, đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý quy hoạch của huyện còn rất hạn chế vì vậy cần phải xác định rõ những công tác, nhiệm vụ ưu tiên phải làm
hoặc chưa được đầu tư hợp lý, việc gì làm trước hay làm sau, tránh dàn trải, gây tốn kém lãng phí.
Và hiện nay giá cao đang là động lực khiến người dân mở rộng diện tích ồ ạt. Vì vậy cần tập trung các nguồn lực để giải quyết vấn đề cấp bách này, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo, bởi nếu nhân cơ hội hồ tiêu các nước đang suy giảm mà mở rộng diện tích để áp đảo thì không phải là một cách phát triển bền vững, có lợi về lâu về dài.
3.2.2. Giải pháp gia tăng quy mô sản xuất hồ tiêu
a. Giải pháp về ất ai
Công bố rộng rãi những quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, tận dụng những vùng đất còn có khả năng sản xuất hồ tiêu đưa vào khai thác, sử dụng.
Vận động và hỗ trợ người dân trong việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất để tích tụ đất theo quy định của pháp luật về đất đai tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế nông hộ.
Tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp các vướng mắc về đất đai( chuyển đổi, quy hoạch, thuế, cấp sổ đỏ, VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, môi trường…). Cần khắc phục tình trạng “dự án treo” để bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. Ngành địa chính chính quyền địa phương cần tiếp tục tổng kết, đánh giá lựa chọn và rút ra phương án tốt, thích hợp để chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện và sớm hoàn thành việc chuyển đổi khắc phục tình trạng phân tán và manh mún.
Tiến hành rà soát, đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất để cho mỗi mảnh đất sản xuất đều có chủ thực sự, mỗi hộ gia đình và cá nhân đều có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường và hợp pháp, đúng theo nghị quyết của Chính phủ và hướng dẩn của bộ Tài nguyên và môi trường.
Nâng cao hệ số sử dụng cũng như tăng năng suất của đất, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, cải tạo đất đai.
b. Giải pháp về lao ộng
Lực lượng lao động trẻ của địa phương khá dồi dào nhưng phần lớn chưa đủ năng lực cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật , công nghệ mới vào phát triển sản xuất. Vì vậy việc nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý; thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho nông dân; đảm bảo tiếp cận được các công nghệ mới, sử dụng các thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng .
Phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội trong phát triển con người. Do đó Huyện cần thông qua quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng lao động hợp lý, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ thuật cho người nông dân. Đồng thời mở các lớp ngắn hạn, tập huấn nhằm phổ biến quy trình kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu cho đại đa số nông dân, chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến, khoa học.
Thực hiện tốt các chính sách kêu gọi thu hút đầu tư cơ sở ngành nghề tại địa phương, ưu tiên các ngành gắn với nông nghiệp và thu hút nhiều lao động.
Kêu gọi, khuyến khích thực hiện xã hội hóa dạy nghề tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dạy nghề; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dạy nghề tại chỗ cho người lao động đang tham gia sản xuất tại cơ sở; thực hiện tốt các chính sách về dạy nghề, như: bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, chính sách khen thưởng dạy nghề.
Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; gắn ngành nghề đào tạo với lộ trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tại địa phương.
Lồng ghép Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, chương trình khuyến công, khuyến nông và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ cho lao động nông thôn.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ của người trồng tiêu. Các nông hộ cần tăng cường học hỏi, trao đổi kiến thức kinh nghiệm của các nông hộ tiên tiến, có thành tích và kết quả sản xuất tốt trong vùng và các vùng lân cận.
Nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý; thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho nông dân. Đảm bảo nông dân có thể tiếp cận được với các công nghệ mới, sử dụng các thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ hồ tiêu.
Bổ sung những cơ chế khuyến khích, đãi ngộ tốt để có thể thu hút đội ngũ lao động có chuyên môn, trình độ cao, nghiệp vụ giỏi ở lại địa phương làm việc.
Tham mưu cho Thành phố, Tỉnh các kế hoạch lựa chọn, đề cử cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo tập huấn và tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Tăng cường tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trí thức cho cán bộ, viên chức.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp như lãnh đạo, cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là lĩnh vực đào tạo mới đang có nhu cầu cao và tăng nhanh.
c. Giải pháp về vốn ầu tư
Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, kết hợp tốt giữa ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương trong đầu tư phát triển. Đối với ngân sách địa phương, phải tạo ra nguồn thu lớn và ổn định. Đối với ngân sách Trung ương, Nhà nước ta đã xác định cần phải đầu tư để phát triển nông
nghiệp - nông thôn, phải có danh mục, dự án và tổ chức thực hiện tốt vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Hay nói cách khác là phải làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch để thu hút vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. Thực hiện rà soát và hoàn thiện quy hoạch của từng xã, huyện. Nuôi dưỡng và khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách địa phương để tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn.
Sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, khuyến nông, tìm kiếm mở rộng thị trường, đào tạo cán bộ, đào tạo nông dân và quy hoạch các vùng sản xuất hồ tiêu. Hỗ trợ cho nông dân phục hồi sản xuất hồ tiêu, khi bị thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi để tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình đẳng trong Vùng, để qua đó, tạo nguồn thu thuế cho ngân sách ổn định theo hướng tăng trưởng bền vững. Xác định đây là nguồn thu chính, cơ bản và lâu dài của ngân sách địa phương. Có giải pháp đồng bộ và kiên quyết để chống các hành vi sách nhiễu, tham ô, cửa quyền của một số cán bộ công quyền lợi dụng quyền lực, nhiệm vụ để thu lợi cá nhân làm suy giảm khả năng sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
Khai thác có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nguồn vốn ủy thác đầu tư. Sơ kết, tổng kết để đúc rút kinh nghiệm cho việc tiếp tục thực hiện các dự án và triển khai các dự án tiếp theo. Chấp hành tốt các qui định về quản lý vốn dự án ủy thác đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc khơi tăng nguồn vốn này của các tổ chức tài chính quốc tế.
Làm tốt công tác kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài, có chính sách ưu đãi đặc biệt thì mới tạo được sự thu hút, để ý của các nhà đầu tư đối với khu vực này. Cải cách thủ tục hành chính khi cấp giấy phép đầu tư, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nói chung, của các khu công nghiệp nói riêng; có chính sách ưu đãi về thuế, về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, về hỗ trợ đào tạo lao động.
Tăng cường nguồn vốn huy động thông qua hệ thống ngân hàng bên cạnh đó khắc phục nhân tố cản trở quá trình tham gia của các ngân hàng vào các khu vực có vị trí địa kinh tế cách xa trung tâm, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí chưa phát triển. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm cho các ngân hàng chưa tích cực mở rộng hoạt động ở những khu vực này là do thiếu nguồn vốn vì khả năng huy động là rất hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Chính vì vậy, để tháo gỡ dần các rào cản, tạo điều kiện để nguồn vốn tín dụng đến được tay người dân thì không chỉ bản thân các ngân hàng phải chủ động, linh hoạt thông qua các sản phẩm ngân hàng phù hợp để có thể khai thác hiệu quả các nguồn lực huy động hiện tại của dân cư trên địa bàn cũng như đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng cho phát triển kinh tế - xã hội, mà cần thiết phải có sự định hướng và hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý mà cụ thể là từ phía ngân hàng nhà nước thông qua các chính sách đặc thù.
Khuyến khích nông dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển bền vững ngành hồ tiêu Tây Nguyên, các ngân hàng cần đẩy mạnh việc cho vay và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất kinh doanh hồ tiêu; mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ hồ tiêu. Điều quan trọng nhất lúc này là cần có những chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng phát triển sản xuất hồ tiêu.
chủ trương, định hướng phát triển của huyện, của Đảng và Chính phủ để có những chính sách phù hợp phát huy những tiềm năng, lợi thế của khu vực, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc trên địa bàn.
3.2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.
Đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tiêu bền vững từ đó có cơ sở để tổ chức tham quan các vườn tiêu hiệu quả trên địa bàn, đồng thời mở các lớp tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật trồng tiêu hiệu quả theo hướng bền vững. Từ đó những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật để chăm sóc cây tiêu đạt chất lượng cao sẽ được nhiều nông dân chia sẻ với nhau và mô hình này ngày càng nhân rộng. Đây là một hình thức hiệu quả để tạo ra mối liên kết có chiều sâu và rộng của nhiều thành phần tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu.
Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết nông hộ để hình thành các tổ chức sản xuất - tiêu thụ, các hợp tác xã chuyên ngành; tạo điều kiện