6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Cư Kuin
a. Điều kiện kinh tế
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất của huyện Cư Kuin qua các năm
Năm Tổng số Nông nghiệp CN-XD TM-DV
Giá trị sản xuất: (Triệu đồng)
2010 3.286.491 2.424.593 272.563 589.335 2011 4.231.163 3.264.015 311.813 655.335 2012 4.867.406 3.682.950 426.433 758.023 2013 5.512.617 3.985.687 728.119 798.811 2014 6.492.048 4.559.104 1.066.996 865.948 Tốc độ tăng trưởng (%) 2010 0 0 0 0 2011 28,74 34,62 14,40 11,20 2012 15,04 12,83 36,76 15,67 2013 13,26 8,22 70,75 5,38 2014 17,77 14,39 46,54 8,40
( guồn: Niên giám thống kê huyện Cư Kuin 2014)
Quy mô giá trị sản xuất năm 2010 đạt 3.286.491 triệu đồng trong đó giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp 2.424.593 triệu đồng, công nghiệp 272.563 triệu đồng, dịch vụ 589.335 triệu đồng. Giá trị sản xuất năm 2014 đạt 6.492.048 triệu đồng trong đó giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp 4.559.104 triệu đồng, công nghiệp 1.066.996 triệu đồng, dịch vụ 865.948 triệu đồng, qua đó có thể thấy giá trị sản xuất toàn huyện tăng qua các năm. Bên cạnh đó cơ cấu giữa các ngành có sự dịch chuyển từ ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ chuyển sang công nghiệp và xây dựng. (xem bảng 2.5).
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất qua các năm có chiều hướng thay đổi không theo quy luật, năm 2011 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 28,74% nhưng đã giảm xuống còn 15,04 % năm 2012 và giảm dần qua năm 2013 và đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng đạt 17,77 %.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.6. Cơ cấu kinh tế của huyện Cư Kuin qua các năm
(ĐVT: %)
Năm Tổng số Nông nghiệp CN-XD TM-DV
2010 100 73,77 8,29 17,93
2011 100 77,14 7,37 15,49
2012 100 75,67 8,76 15,57
2013 100 72,30 13,21 14,49
2014 100 70,23 16,44 13,34
( guồn: Niên giám thống kê huyện Cư Kuin 2014)
Giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng của các ngành có sự biến đổi qua các năm và dẫn đến sự biến động giữa cơ cấu của các ngành. Qua các năm, xu hướng biến đổi cơ cấu thể hiện thông qua việc giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 73,77%, năm 2011 đạt 77,14% nhưng đến năm 2014 giảm chỉ còn 70,23%, bên cạnh đó ngành thương mại dịch vụ năm 2010 đạt 17,93% giảm còn 13,34% năm 2014 tuy nhiên ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng từ 8,29% năm 2010 lên đến 16,44% năm 2014. Sự chuyển dịch cơ cấu tương đối giữa các ngành trong những năm qua đã thể hiện được việc phát triển có xu hướng tăng về tỷ trọng công nghiệp xây dựng và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, dịch vụ. Nguyên nhân chính là do tài nguyên đất của huyện Cư Kuin trong những thời gian quan đã được khai thác trong nhiều năm, không có khả năng mở rộng diện tích đất canh tác, do đó đối với việc phát triển kinh tế đầu tư theo hướng phát triển công nghiệp xây dựng là một hướng phát triển cho địa phương.
- Cơ sở hạ tầng
Hệ thống Giao thông: Huyện Cư Kuin có hệ thống giao thông tương đối phát triển, địa bàn huyện có Quốc lộ 27 và tỉnh lộ 10 chạy ngang qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa của xã trên địa bàn huyện với các địa phương khác.
Hệ thống giao thông liên xã trên địa bàn huyện Cư Kuin trong những năm qua tiếp tục được nâng cấp, cải tại và làm mới, các công trình đường giao thông liên xã ngày càng được cứng hóa nhiều hơn. Tuy vậy, đến nay địa bàn huyện vẫn còn 02 xã chưa có đường nhựa đến trung tâm xã (Ea Hu và Cư Êwi).
Đối với các tuyến đường liên thôn, nội thôn trên địa bàn các xã thì đến nay chủ yếu là đường đất gây khó khăn trong việc đi lại của người dân.
Hệ thống thủy lợi: Thực trạng hệ thống thủy lợi 8 xã, trên địa bàn huyện trong những năm qua luôn được chú trọng đầu tư cải tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Hệ thống kênh mương thủy lợi góp phần đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi và hệ thống giao thông nội đồng chưa hoàn chỉnh, việc quản lý và vận hành chưa thực sự đồng bộ, không đảm bảo nhu cầu về hoạt động tưới tiêu tại địa phương.
Hiện nay, nhiều đoạn kênh mương đã hư hỏng do quá trình sử dụng hoặc do thiên tai. Hàng năm các xã đã lên kế hoạch tu bổ, nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc sửa chữa chỉ mang tính tạm thời.
Hệ thống điện: Mạng lưới điện đã được nâng cấp, cải tạo, đầu tư, lưới điện phủ khắp các xã, hiện nay hệ thống lưới điện quốc gia đã được kéo đến các thôn, buôn các xã trên địa bàn huyện, đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Các tuyến trung thế tổng chiều dài 253 km, hạ thế tổng chiều dài 402,59 km đã được cải tạo và được kéo về đến khu vực trung tâm các xã, việc kéo các đường dây trung thế đến các khu dân cư, khu vực sản xuất trên địa bàn đang được triển khai thực hiện. Đồng thời phát triển mạng phụ tải nhằm đưa điện đến hầu khắp các hộ dân cư. Xây dựng mới và nâng cấp công suất các trạm biến áp chính hiện hữu trên địa bàn huyện.
Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin, truyền thông được phủ kín đến hầu hết các xã đáp ứng kịp thời nhu cầu về nắm bắt thông tin của người dân, các trạm truyền thanh xã, kịp thời thông tin các chủ trương, chính sách của địa phương đến người dân nông thôn. Hiện 8/8 xã của huyện đã có đại lý bưu điện, bưu cục hoặc điểm bưu điện văn hoá xã (riêng xã Cư Êwi đã triển khai lắp đặt thùng thư công cộng).
Hệ thống cung cấp nước:Hiện nay, nguồn nước mà người dân trên địa bàn huyện đang sử dụng chủ yếu là từ các giếng khoan, có một số hộ vẫn đang sử dụng nguồn nước lọc máy và các bể chứa nước mưa.
b. Điều kiện xã hội
- Dân số
Dân số huyện Cư Kuin phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn các xã. Đời sống người dân khá ổn định, mật độ dân số tương đối cao.
Quá trình phát triển phân bố dân cư trên địa bàn gắn liền với sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của huyện; hiện nay trên địa bàn huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã. Diện tích, dân số và mật độ phân theo các xã trên địa bàn huyện năm 2014, thể hiện qua bảng 2.7
Các xã có mật độ dân số cao nhất là xã Ea Tiêu 449,35 người/km2, xã Ea Ktur 415,12 người/km2, xã Dray Bhăng 411,95 người/km2. Các xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Ea Hu có khoảng 231,83 người/km2
và xã Cư Êwi khoảng 249,21 người/km2
Bảng 2.7. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014 STT XÃ Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2 ) 1 Xã Ea Tiêu 46,32 20.814 449,35 2 Xã Ea Ktur 42,33 17.572 415,12 3 Xã Ea Ning 29,89 9.643 322,62 4 Xã Ea Hu 41,53 9.628 231,83 5 Xã Ea Bhôk 42,00 16.367 389,69 6 Xã Hòa Hiệp 26,12 9.455 361,98 7 Xã Cư Êwi 32,33 8.057 249,21 8 Xã Dray Bhăng 27,78 11.444 411,95 Tổng 288,3 103.080 357,54
( guồn: Niên giám thống kê huyện năm 2014) Bảng 2.8. Dân số trung bình phân theo xã giai đoạn 2011 – 2014
ĐVT: Người/năm TT XÃ 2011 2012 2013 2014 1 Xã Ea Tiêu 20.453 20.606 20.760 20.914 2 Xã Ea Ktur 17.184 17.313 17.443 17.572 3 Xã Hòa Hiệp 9.429 9.500 9.572 9.643 4 Xã Dray Bhăng 9.417 9.486 9.557 9.628 5 Xã Ea Bhôk 16.007 16.124 16.247 16.367 6 Xã Ea Hu 9.248 9.316 9.386 9.455 7 Xã Cư Êwi 7.880 7.939 7.998 8.057 8 Xã Ea Ning 11.193 11.275 11.360 11.444 Tổng 100.811 101.559 102.323 103.080
( guồn: Niên giám thống kê huyện năm 2014)
Dân số toàn huyện có xu hướng tăng đều qua các năm, trong đó số lượng dân số tăng trung bình khoảng 567,25 người/năm, các xã có dân số tăng hàng năm giao động tăng đều, với số lượng tăng từ 50 – 300 người/năm.
- Lao động
Năm 2014, tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện có khoảng 51.944 người, chiếm 50,39% dân số toàn huyện. Trong đó số lao động đang làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản chiếm khoảng 83,65%, tỷ lệ lao động làm việc ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 6,39%, lao động làm trong ngành dịch vụ 3,28%, lao động khác 6,68%.
Do cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, dẫn đến thay đổi cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm tương ứng, nên số lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ cũng tăng theo làm cho tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp đã giảm tương đối.
Bảng 2.9. Lao động trên địa bàn huyện Cư Kuin
STT Xã Dân số (người) Lao động SL (người) Tỷ lệ % so với dân số 1 Xã Ea Tiêu 20.914 9.723 46,49 2 Xã Ea Ktur 17.572 10.243 58,29 3 Xã Hòa Hiệp 9.643 3.981 41,28 4 Xã Dray Bhăng 9.628 5.469 56,80 5 Xã Ea Bhôk 16.367 8.787 53,69 6 Xã Ea Hu 9.455 4.546 48,08 7 Xã Cư Êwi 8.057 4.225 52,44 8 Xã Ea Ning 11.444 4.970 43,43 Tổng 103.080 51.944 50,39
( guồn: Niên giám thống kê huyện Cư Kuin 2014)
Dân cư phân bố khá đồng đều, dân cư nông thôn 100%. Tuy vậy, đây là địa bàn tiếp giáp với thành phố Buôn Ma Thuột, dân cư sống khá tập trung, cơ sở hạ tầng được nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư khá đồng bộ, một
bộ phận lớn dân cư là công nhân viên chức các công ty đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu. Vì vậy, mặc dù chưa phải dân cư thành thị nhưng sự khác biệt không lớn.