Thực trạng về qui mô sản xuất hồ tiêu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 56 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về qui mô sản xuất hồ tiêu

a. Về diện tích, sản lượng hồ tiêu

Bảng 2.10. Diện tích, sản lượng hồ tiêu trồng thuần huyện Cư Kuin từ 2010 - 2014

TT Chỉ tiêu trồng (ha) Diện tích Diện tích thu hoạch (ha)

Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng (%) 1 Năm 2010 905,14 648 1.995,80 - 2 Năm 2011 1.404,11 959,3 2.638,10 55,13 3 Năm 2012 1.442 1.012 2.732,40 2,70 4 Năm 2013 1.791 1.470 3.969,00 24,20 5 Năm 2014 3.331,17 2.131,31 8.525,24 85,99

( guồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Cư Kuin)

Trong những năm qua, có thể thấy diện tích trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tăng qua nhanh các năm. Từ năm 2010 diện tích hồ tiêu toàn huyện khoảng 905,14 ha nhưng đã tăng lên 3.331,17 ha năm 2014 (tăng 2.426,03 ha với tỷ lệ tăng 268,03%) nhìn chung tỷ lệ diện tích trồng mới hàng năm có xu hướng tăng đều qua các năm và đạt tỷ lệ cao, với tỷ lệ tăng cao vào năm 2011 khi tăng hơn 55,13% so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 có tốc độ tăng khoảng 2,7% tuy nhiên đến năm 2013 tốc độ tăng diện tích trồng mới khoảng 24,2%, năm 2014 so với năm 2013 có tốc độ tăng 85,99%.

Bên cạnh đó diện tích thu hoạch có xu hướng tăng từ năm 2010 có 648 ha hồ tiêu kinh doanh thì đến năm 2014 đã tăng lên 2.131,31 ha và năng suất cũng như sản lượng tăng qua các năm. Nguyên nhân chính là do diện tích hồ tiêu kinh doanh và năng suất có xu hướng ổn định và tăng qua các năm. (xem cụ thể tại bảng 2.10).

Sản lượng hồ tiêu năm 2014 tăng vượt bậc và đạt 8.500 tấn, tăng 4.556,24 tấn so với năm 2013. Niên vụ 2010, giá hồ tiêu tăng cao, một số diện tích trồng điều kém hiệu quả và cà phê già cỗi được nông dân chuyển đổi sang trồng cây hồ tiêu, đưa diện tích trồng thuần trên địa bàn đạt 905,14 ha, diện tích cho thu hoạch có 648 ha. Ngoài xã Ea Bhôk và xã Ea Ning, các xã khác diện tích hồ tiêu bắt đầu có chiều hướng tăng cao. Năng suất trung bình đạt 4,0 tấn /ha. Tuy nhiên, đã xuất hiện hiện tượng bệnh chết nhanh, đây là mối đe dọa đối với việc trồng tập trung cây hồ tiêu.

Bảng 2.11 Diện tích cây hồ tiêu trồng thuần phân theo xã giai đoạn 2010 – 2014 ĐVT: ha TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1 Ea Ning 458,59 521,60 529 745 950,23 2 Ea Bhốk 280,34 609,68 613 625 911,70 3 Ea Hu 67,83 90,00 96 163 358,34 4 Cư Êwi 33,65 60,00 66 55 114,80 5 Ea Ktur 23,08 42,69 47 67 420,66 6 Dray Bhăng 19,20 40,00 45 55 183,50 7 Hòa Hiệp 6,00 9,34 11 15 65,00 8 Ea Tiêu 16,45 30,80 35 66 326,94 Tổng số 905,14 1.404,11 1.442 1.791 3.331,17

Diện tích trồng hồ tiêu của huyện Cư Kuin phân theo xã giai đoạn 2010-2014 có sự phân hóa rõ rệt. Với các xã vùng sâu vùng xa như Ea Ning, Ea Bhốk, Ea Hu có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất. Nguyên nhân chính là do các xã vùng sâu vùng xa có mật độ dân số thấp và đây là khu vực đất tư nhân của nông dân nhiều còn các xã như Hòa hiệp, Ea Tiêu, Dray Bhăng có diện tích trồng hồ tiêu ít là do những xã này có mật độ dân số cao và diện tích đất chủ yếu trồng cà phê của các nông trường cà phê trước đây của Nhà nước sau đổi thành các công ty cà phê trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê trực thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây do giá hồ tiêu lên cao nên theo xu thế các hộ trồng cà phê thường tiến hành trồng xem hồ tiêu trong vườn cà phê để tăng thu nhập.

Niên vụ 2011 -2012 : Diện tích trồng thuần trên địa bàn huyện năm đạt 1.404,11 ha. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 959,3 ha, sản lượng thu hoạch đạt 2.638 tấn, năng suất bình quân 2,75 tấn/ha. Đến niên vụ 2013 - 2014 diện tích hồ tiêu trồng thuần trên địa bàn huyện Cư kuin đạt 2.296 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 1.500ha, năng suất trung bình đạt 4 tấn/ha.

Ngoài diện tích trồng thuần, do giá hồ tiêu liên tục tăng cao và ổn định, người dân trồng xen hồ tiêu trên các vườn cây lâu năm, tổng số cây hồ tiêu trồng xen trên vườn cà phê, vườn điều, cây ăn trái quy đông đặc đạt 1.037,38ha, nâng tổng số diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Kuin đạt 3.331,17ha. Dự kiến trong những năm tới diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Kuin vẫn tiếp tục tăng cao.

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng các nguồn lực, việc phát triển quy mô các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất như đất đai, vốn, lao động có vai trò hết sức qaun trọng và không thể thiếu, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và tới hiệu quả kinh tế cho những người sản xuất.

Với tổng diện tích đất trồng cây hồ tiêu toàn huyện năm 2014 là 3.331,17ha (trong đó diện tích hồ tiêu kinh doanh 2.131,31 ha, diện tích hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản 1.199,86 ha) và được đánh giá là huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn thứ 2 cả tỉnh trong những năm qua sau huyện Ea H’leo.

Diện tích hồ tiêu của huyện chiếm 11,55% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện và chiếm 13,81% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chứng tỏ cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong nền nông nghiệp huyện Cư Kuin nói riêng và kinh tế huyện nói chung.

Bảng 2.12. Sản lượng và giá trị sản xuất hồ tiêu hàng năm

TT Chỉ tiêu Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng (%) Giá trị sản xuất (triệu đồng) (giá HH) Tốc độ tăng (%) 1 Năm 2010 1.995,80 - 139.706 - 2 Năm 2011 2.638,10 32,18 290.191 107,72 3 Năm 2012 2.732,40 3,57 327.888 12,99 4 Năm 2013 3.969,00 45,26 575.505 75,52 5 Năm 2014 8.525,24 114,80 1.321.412 129,61

( guồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Cư Kuin)

Sản lượng hồ tiêu huyện Cư Kuin có xu hướng tăng đều qua các năm, đặc biệt từ năm 2013 – 2014 sản lượng tăng mạnh 114,80%, giá trị sản xuất hồ tiêu tăng nhanh qua các năm, năm 2011 có tốc độ tăng giá trị sản xuất 107,72% so với năm 2010 và đặc biệt năm 2014 có tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 129,61% so với năm 2013.

b. Tình hình lao ộng

Cây hồ tiêu cũng như các loại cây công nghiệp lâu năm khác thường mang tính chất thời vụ, do đó nhu cầu về lao động phụ thuộc theo mùa thu

hoạch của hồ tiêu, tuy nhiên số lao động thường xuyên bình quân trên 01ha hồ tiêu năm 2014 khoảng 2,4 người, hàng năm thu hút và tạo việc làm với số lượng lớn cho lao động nông thôn và các huyện lân cận.

Bảng 2.13. Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp huyện thời gian qua

T

T Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

1 Lao động có tham gia sản xuất

hồ tiêu (người/năm) 1.901 2.991 3.230 4.101 7.995

2 Lao động đào tạo (người/năm) 1.099 .738 928 2.465 4.893

3 Tỷ lệ lao động đào tạo (%) 57,8 58,1 59,7 60,1 61,2

4 Lao động chưa qua đào tạo

(người/năm) 802 1.253 1.302 1.636 3.102

5 Tỷ lệ lao động chưa đào tạo (%) 42,2 41,9 40,3 39,9 38,8

( guồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Cư Kuin)

Số lượng lao động sản xuất hồ tiêu có xu hướng tăng đều qua các năm và có xu hướng tỷ lệ thuận với diện tích sản xuất hồ tiêu của các năm. Bên cạnh đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng và tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần. Qua đó có thể thấy hàng năm sản xuất hồ tiêu đã thu hút một lượng lớn lao động và do đặc điểm sản xuất hồ tiêu cần yêu cầu kỹ thuật nên yêu cầu người lao động được đào tạo về kỹ thuật ngày càng tăng.

c. Vốn ầu tư

Với chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất cho 01 ha hồ tiêu kinh doanh trong 01 năm vào khoảng 124,4 triệu đồng. Đây là một số tiền tương đối lớn đối với người nông dân và chỉ một bộ phận người dân có đủ tiềm lực kinh tế mới có thể chủ động được nguồn vốn, còn phần lớn phải vay vốn từ các ngân hàng trên địa bàn huyện như ngân hàng NN & PTNT, ngân hàng chính sách xã

hội... Tuy nhiên để vay được vốn của các ngân hàng cần phải đảm bảo những thủ tục, quy định, yêu cầu, điều kiện và tài sản thế chấp. Và trên địa bàn hiện nay, một bộ phân người nông dân chưa thể đáp ứng được những yêu cầu nêu trên như chưa đảm bảo được các tài sản thế chấp, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất,... bên cạnh đó hiện tượng nhũng nhiễu trong quá trình thực hiện, thẩm định hồ sơ cho vay cũng là một trong những nguyên nhân gây nên khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng đối với các hộ nông dân sản xuất cũng như các hộ sản xuất kinh doanh hồ tiêu có nhu cầu về vốn vay. Do đó chỉ có một số lượng nhỏ nông dân có thể vay vốn thông qua ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội huyện. Ngoài ra các hộ nông dân khác khi cần vốn đầu tư thường vay từ người thân quen, anh em, bạn bè hoặc chính từ các đại lý hoặc các doanh nghiệp với lãi suất tương đối cao.

Bảng 2.14. Tình hình vay vốn của nông dân sản xuất hồ tiêu huyện Cư Kuin năm 2014

TT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Vay ngân hàng NN và PTNT (triệu đồng) 10.056 21.457 24.975 24.197 32.219 Số hộ vay (hộ) 213 419 578 640 843 2 Vay ngân hàng chính sách xã hội (triệu đồng) 2.499 3.921 6.120 6.795 12.432 Số hộ vay (hộ) 152 246 345 421 780

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)