Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Quy trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn nông dân vẫn canh tác hồ tiêu theo kinh nghiệm là chính.

Kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu của nông dân trên địa bàn còn tương đối hạn chế do thời gian sản xuất hồ tiêu chưa dài nên nông dân chưa có kinh nghiệm già dặn như sản xuất cà phê hay cao su. Chính vì vậy nên người nông

dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc. Ngoài ra việc thiếu vốn trong sản xuất do cây hồ tiêu là loại cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư rất cao không chỉ thời kỳ kiến thiết cơ bản mà thời kỳ kinh doanh cũng cần một lượng vốn lớn để chăm sóc. Thời gian kiến thiết cơ bản dài, phải mất khoảng ba năm nên để thu hồi được vốn đầu tư là không hề dễ dàng. Do đó, vốn đầu tư luôn là vấn đề cấp thiết với người nông dân.

Việc phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu của người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm gia đình hay các nông hộ khác chỉ bảo, không theo hướng dẫn của các tổ chức chuyên ngành nên hiệu quả đem lại chưa cao.

Người nông dân chuyển hướng ào ạt sang trồng cây không theo quy hoạch định hướng đã dẫn đến nhiều hệ lụy rất khó lường, làm vỡ quy hoạch, dịch bệnh tăng cao, dẫn đến nguy cơ mất thị trường tiêu thụ. Đồng thời khiến ngành nông nghiệp huyện rất khó kiểm soát về diện tích, dịch bệnh, đồng thời làm cho cung vượt cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu trên thị trường. Sản xuất hồ tiêu không theo quy hoạch do các nông hộ tự quyết định loại hình cây trồng mà gia đình mình sẽ trồng nên không theo quy hoạch chung của địa phương. Khi giá hồ tiêu trên thị trường lên cao, người dân đổ xô vào trồng và khi rớt giá lại phá bỏ.

Khí hậu biến đổi thất thường do sự nóng lên toàn cầu một cách nhanh chóng làm cho con người và động thực vật khó có thể thích nghi kịp, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồ tiêu của người nông dân. Bên cạnh đó yêu cầu chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng cao do người tiêu dùng đòi hỏi cao hơn về chất lượng để đảm bảo cho sức khỏe của mình.

Hầu hết các hộ nông dân hiện đang chạy theo giá cả thị trường để lựa chọn cây trồng, bất chấp những rủi ro dịch bệnh trên cây tiêu đang lan rộng mà ngành Nông nghiệp khuyến cáo trong thời gian qua. Hồ tiêu là loại cây trồng rất dễ gặp phải sâu bệnh một khi đã mắc bệnh rất dễ lây lan ra diện rộng

và khó chữa trị. Chính vì vậy mà nông dân cần thận trọng trong khâu chăm sóc để tránh rủi ro có thể xảy ra. Hầu hết nông dân sau khi sản xuất ra sản phẩm hồ tiêu thì chỉ phơi khô nhờ nắng tự nhiên rồi đưa đi tiêu thụ nên giá trị kinh tế chỉ mới dừng lại ở mức ban đầu. Điều kiện kinh tế của các nông hộ còn hạn chế nên không có máy móc thiết bị chuyên dụng để chế biến hồ tiêu. Ngoài ra việc tiêu thụ không có hợp đồng, trường hợp có hợp đồng chỉ là hợp đồng miệng của những người thu gom với người sản xuất hồ tiêu không có giấy tờ cam kết nên rất dễ bị phá bỏ, nguy cơ thiệt hại lớn về kinh tế thuộc về người nông dân. Sản phẩm chưa đa dạng và phong phú, chủ yếu là tiêu đen. Tuy nhiên nhu cầu về sản phẩm chất lượng ngày càng cao, người tiêu dùng mong muốn sản phẩm làm ra đa dạng và phong phú hơn để việc sử dụng sản phẩm có nhiều lựa chọn. Giá cả biến động thất thường ảnh hưởng tới quyết định hành vi mua bán và là yếu tố dễ biến động và biến động hàng ngày khó có thể dự báo một cách chính xác.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT ban hành ngày 27/06/2014 của Bộ trưởng bộ NN & PTNT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Theo định hướng Quy hoạch, căn cứ mục tiêu về diện tích hồ tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, phải tiến hành rà soát, đánh giá các điều kiện sinh thái thích nghi với cây hồ tiêu, loại bỏ diện tích ít thích hợp và không thích hợp để phát triển ổn định và bền vững. Đến năm 2020, vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm diện tích 41.500 ha, tương ứng 83% tổng diện tích hồ tiêu cả nước, gồm các địa phương: Bình Phước: 10 ngàn ha; Đồng Nai: 7 ngàn ha; Bà Rịa-Vũng Tàu: 7 ngàn ha; Đắk Nông: 7 ngàn ha; Gia Lai: 5.500 ha, Đắk Lắk: 5 ngàn ha. Về chế biến hồ tiêu, đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm; nâng tỷ lệ tiêu chất lượng cao lên khoảng 90%, tỷ lệ tiêu trắng lên 30% và tỷ lệ tiêu nghiền bột khoảng 25% vào năm 2020. Cũng theo Quyết định, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ định hướng quy hoạch ngành hồ tiêu toàn quốc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển hồ tiêu tại địa phương; tổ chức thực hiện phương án quy hoạch được duyệt. Đối với diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh. Hồ tiêu trồng ở những nơi điều kiện sinh thái không thích hợp, hồ tiêu bị nhiễm các bệnh khó phòng trị và không nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cần khuyến khích chuyển sang trồng cây khác theo quy hoạch địa phương.

Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ban hành ngày 16/4/2012 của Bộ NN & PTNT về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với mục tiêu phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

Quyết định số 124/QĐ-TTg ban hành ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.

Quyết định số 1436/QĐ-UBND ngày 8-6-2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Daklak phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cư Kuin đến năm 2020 với mục tiêu điều tra thu thập số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở luận chứng xây dựng quy hoạch phù hợp trong giai đoạn tới. Xây dựng quan điểm, mục tiêu quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu kinh tế chung và từng ngành; các chỉ tiêu cho các giai đoạn phát triển phù hợp với tình hình mới trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, phát huy nguồn lực để làm cơ sở xây dựng các chính sách phương án, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 –

2020. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình phục vụ cho sản xuất và dân sinh đáp ứng với nhu cầu và mục tiêu phát triển đã đề ra. Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên dự kiến trên địa bàn huyện.

Đề án “Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Kuin giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020” do Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện phê duyệt năm 2009.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)