6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Đối với nhà nước
Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi đối với người nông dân thiếu kinh phí sản xuất, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với nguồn vốn, cho các
nông hộ vay vốn với mức lãi suất thấp. Phải có các đại diện trung gian là cầu nối giữa các hộ dân với các tổ chức tín dụng để tạo lập được nguồn vốn cho các hộ nông dân được vay vốn để sản xuất.
Nhà nước sớm cụ thể hoá chính sách để quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, có chính sách quy hoạch và phát triển kinh tế theo vùng, miền, bao tiêu sản phẩm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư kinh phí để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp.
Đề nghị Tỉnh, Trung ương tăng cường đầu tư, ưu tiên các nguồn từ vốn ODA, chương trình, dự án Quốc gia để phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, điện khí hóa nông thôn, thủy lợi. Gắn kết Cư Kuin trong các chương trình, dự án phát triển của Tỉnh, của vùng và cả nước, tạo cơ hội cho huyện tham gia và hợp tác phát triển với các địa phương khác của Tỉnh trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, trong đào tạo lao động, chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
Đề nghị Tỉnh có các chính sách, cơ chế thích hợp khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư phát triển trên địa bàn huyện với các dự án lớn, đầu tư có trọng điểm và một số công trình hạ tầng quan trọng khác để để sớm tạo bước đột phá.
Đề nghị Chính phủ, Bộ NN & PTNT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư chương trình kiên cố hoá kênh mương, cơ giới hoá trong nông nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đối với chính quyền địa phương
Đối với chính quyền địa phương phải tăng cường thành lập thêm các nguồn quỹ như: quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân… từ cấp xã đến từng thôn, buôn trong xã. Từ đó sẽ có thêm được nguồn vốn cho các nông hộ vay.
Tăng cường cán bộ khuyến nông xuống từng thôn, buôn hướng dẫn cho bà con nông dân cách thức sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai, cải tạo đất nhằm
nâng cao năng lực sản xuất của đất trên cơ sở tôn trọng quy luật tự nhiên của đất đai
Mở các buổi tọa đàm tại địa phương để cho nông dân nghe cán bộ khuyến nông phổ biến những kiến thức về hồ tiêu, từ đó các nông hộ có thể học tập để ứng dụng vào sản xuất.
Thay đổi những tập tục sản xuất lạc hậu trên cơ sở tôn trọng những phong tục sản xuất truyền thống của các dân tộc.
Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi trong xã, tu sửa các hồ đập chứa nước và thoát nước khi cần thiết, có hệ thống kênh mương đưa nước nhằm giảm thiểu chi phí tưới nước cho các nông hộ.
Phổ biến hình thức tiêu thụ theo hợp đồng đến với các nông hộ nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người dân và tránh được rủi ro.
- Đối với nông hộ
Thúc đẩy phát huy năng lực sản xuất của nông hộ. Đồng thời học hỏi những kinh nghiệm của các nông hộ ở vùng khác có năng suất cao hơn để tăng thêm năng suất cho hộ mình.
Đổi mới tư duy, cách làm của mình, tự vận động, quyết tâm và có sự bứt phá vươn lên từ trong suy nghĩ về việc làm kinh tế. Xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào chính sách ưu đãi, sự chung tay giúp sức của Nhà nước dẫn đến hao hụt ngân sách Nhà nước mà người nông dân vẫn thiếu kiến thức,thiếu kinh nghiệm sản xuất.
KẾT LUẬN
So với nhiều loại cây truyền thống, cây hồ tiêu huyện Cư Kuin đã giúp cho nông dân ở địa phương này làm giàu nhanh chóng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây. Trong những năm vừa qua, diện tích hồ tiêu của huyện không ngừng tăng cao. Năng suất tiêu bình quân của xã là 4,0 tấn/ha. Niên vụ 2011 -2012 diện tích trồng thuần trên địa bàn huyện năm đạt 1.404,11 ha. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 959,3 ha, sản lượng thu hoạch đạt 2.638 tấn, năng suất bình quân 2,75 tấn/ha. Đến niên vụ 2013 - 2014 diện tích hồ tiêu trồng thuần trên địa bàn huyện Cư Kuin đạt 2.296 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 2.131,31 ha, năng suất trung bình đạt 4 tấn/ha. Sở dĩ diện tích hồ tiêu tăng nhanh là do tác động của giá tiêu xuất khẩu duy trì ở mức cao, giá thu mua hạt tiêu nội địa ổn định ở mức có lợi cho người trồng tiêu. Trong quá trình phát triển, có trường hợp không ngần ngại chặt bỏ diện tích cà phê còn trong chu kỳ khai thác để chuyển sang trồng tiêu; chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả; tận dụng quỹ đất vườn… để trồng tiêu. Tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng tiêu trên địa bàn xã đã có phần đóng góp vào kết quả sản xuất tiêu của tỉnh Đắk Lắk, giúp cho Việt Nam chiếm giữ ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu hạt tiêu.
Hiện nay, thị trường hồ tiêu đang ngày càng mở rộng. Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2014 là 156.396 tấn, cao hơn so với năm 2013 là 23.759 tấn (17,91%), đạt kim ngạch xuất khẩu 1,210 tỷ USD. Trong đó xuất sang thị trường chính là châu Âu (34%), châu Á (36%), châu Mỹ (20%), và châu Phi (10%). Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân sản xuất ồ ạt, cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường tiêu thụ hồ tiêu tránh trường hợp “được mùa, mất giá”, ngày càng nâng cao chất lượng của sản
phẩm. Chính quyền địa phương cần phải khuyến khích người dân tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, từ đó người dân có thể yên tâm sản xuất, hình thành và phát triển cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng giúp cho việc tiêu thụ nông sản được thuận lợi hơn. Cần phát triển rộng rãi các kênh phân phối, thu mua sản phẩm, hình thành kênh dự báo giá, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để giúp người dân yên tâm sản xuất.
Thế nhưng do mấy năm nay xuất khẩu tiêu được giá, giá tiêu cao gấp 4 -5 lần cà phê nên người dân đổ xô vào trồng bất chấp đất đai không phù hợp, kỹ thuật chưa nắm vững. Năm nay rất nhiều trường hợp vườn tiêu bị dịch bệnh nên khả năng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cả nước. Vì vậy nếu như năm ngoái, nhiều nông hộ, công ty vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn. Chính vi vậy rất cần thiết phải có sự phối hợp của cơ quan chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân trồng tiêu toàn huyện để có thể hoàn thiện được quy hoạch về hồ tiêu cũng như áp dụng các biện pháp để phát triển sản xuất hồ tiêu như tăng quy mô sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ hồ tiêu. Như vậy thông qua luận văn này tác giả muốn đưa ra cái nhìn cụ thể, khoa học về vấn đề cấp thiết nhất hiện đang diễn ra tại địa bàn huyện Cư Kuin nói riêng và tương tự cho nhiều các vùng khác của các tỉnh tây nguyên, Việt Nam nói chung. Với mong muốn sự phân tích, tổng hợp và giải pháp của đề tài về tình hình sản xuất hồ tiêu hiện nay sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan cho các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và kể cả hộ gia đình. Từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ và chọn lọc được những giải pháp hiệu quả , phù hợp với địa phương mình nhằm đưa hồ tiêu vào phát triển bền vững mang lại lợi ích to lớn , lâu dài hơn cho từng hộ nông dân, doanh nghiệp cũng như đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê tỉnh Daklak (2014), iên giám thống kê Daklak 2014. [2] Đỗ Thanh Phương (1998), Đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế
nông hộ Tây guyên, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[3] Nguyễn Mạnh Chính và Nguyễn Đăng Nghĩa (2013), Trồng chăm sóc và
phòng trừ sâu bệnh hồ tiêu, NXB Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Phòng thống kê huyện Cư Kuin, Niên giám thống kê huyện Cư Kuin năm 2014
[5] PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và truyền thông, Đà Nẵng.
[6] Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thu nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng
[7] Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT, ngày 16/04/2012 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
[8] Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng chính phủ về Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
[9] Quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT, ngày 27/06/2014 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
[10] Quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB, ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, về phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu năm đến 2010 (cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè)
[11] UBND huyện Cư Kuin (2013), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của UB D huyện Cư Kuin đến năm 2020, Daklak.
[12] UBND huyện Cu Kuin (2014), Báo cáo tham luận Thực trạng và giải pháp phát triển trồng cây hồ tiêu tại huyện Cư Kuin, Daklak.
[13] UBND huyện Cu Kuin (2014), Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020,Daklak. [14] http://iasvn.org/tin-tuc/Tinh-hinh-san-xuat,-thuong-mai-Ho-Tieu-va- mot-so-tien-bo-ky-thuat-trong-san-xuat-Ho-Tieu-4098.html ngày 12/11/2013. [15] http://www.giatieu.com/ho-tieu-doi-dien-voi-nguy-co-mat-thi- truong/6634/ ngày 19/11/2014. [16] http://agro.gov.vn/news/tID24160_Nhin-lai-xuat-khau-ho-tieu-nam- 2014-va-huong-toi-nam-2015.htm ngày 04/03/2015. [17] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_ti%C3%AAu 22/02/2015. [18] http://news.zing.vn/Ho-tieu-Viet-dung-so-1-ve-xuat-khau-nhung-khong- co-thuong-hieu-post315557.html 22/04/2013. [19] http://cukuin.daklak.gov.vn/category/237-quy-hoach-phat-trien ngày 30/7/2013. [20] http://cukuin.daklak.gov.vn/category/270-tong-quan ngày 20/12/2010.