6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Tình hình thị trường tiêu thụ hồ tiêu
Các hộ nông dân sau khi thu hoạch và sơ chế hồ tiêu sẽ bán hạt hồ tiêu khô cho những người thu mua nhỏ lẻ hoặc các đại lý, công ty trên địa bàn hoặc các công ty, đại lý nơi khác đến. Ngoài ra người nông dân sẽ bán hạ tiêu khô thông qua một kênh trung gian là người thu gom hoặc các đại lý thu mua tại xã rồi mới đến công ty thu mua hoặc đại lý lớn của huyện. Sau khâu này hồ tiêu sẽ được các công ty thu mua xuất khẩu mua vào để tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn có các hình thức kinh doanh và thu mua hồ tiêu như các đại lý, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty tư nhân và công ty nhà nước. Lượng hồ tiêu được thu mua trên địa bàn sẽ được bán lại
cho các công ty thu mua khác nếu có nhu cầu và thỏa thuận được, một phần sản lượng tiêu hạt sẽ được thu gom theo số lượng nhất định thông qua các hợp động được ký kết giữa các đối tác. Rồi sau đó vận chuyển xuống các kho hàng tại các tỉnh như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh sau đó được xuất khẩu.
Hồ tiêu là mặt hàng nông sản hiện nay trên thị trường có giá bán khá cao và giữ được giữ ở mức tương đối ổn định. Điều đặc biệt là càng tăng cường xuất khẩu, giá càng tăng, mang lại thu nhập và lợi nhuận cao cho người sản xuất. Với đặc điểm hồ tiêu là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn ở các nước phương Tây do đó trong năm 2014, với tổng sản lượng của cả huyện đạt khoảng 8.525,24 tấn tuy nhiên sản lượng hạt tiêu tiêu thụ và sử dụng thực tế trong nước chỉ khoảng 341 tấn (tương đương 4%), phần còn lại chủ yếu là xuất khẩu và đây là một trong những ngành hàng xuất khẩu mang lại kinh ngạch hàng tỷ Ngoại tệ cho Việt Nam.
Bảng 2.19. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu huyện Cư Kuin qua các năm
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Tiêu thụ trong nước 3,50 3,72 3,90 4,10 4,00
2 Xuất khẩu 96,50 96,28 96,10 95,90 96,00
( guồn: Phòng NN huyện Cư Kuin năm 2014)