Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Chính sách của Nhà nước

Các chính sách phát triển ở đây bao gồm quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu của địa phương, chính sách đất đai, chính sách ưu đãi kinh doanh, hỗ trợ phát triển thương hiệu. Chính chúng là những chất kết dính và dẫn xuất sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất hồ tiêu qua đó thúc đẩy sự phát triển cây trồng này.

a. Chính sách về ất ai

Chính sách đất đai có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định trong việc sử dụng đất. Thể hiện thông qua:

- Thời hạn giao quyền sử dụng đất: Thời gian giao đất dài sẽ làm tăng sự tin tưởng về sở hữu và khuyến khích, thúc đẩy đầu tư sử dụng đất.

- Chính sách miễn giảm về thuế sử dụng đất với các chủ trang trại sử dụng đất trống, đồi núi trọc phải được quy định tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP;

- Nghị Quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Nghị định 129/2003/NĐ-CP, ngày 3/11/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết ban hành Nghị Quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

b. Chính sách về vốn

Các chính sách Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất hồ tiêu như:

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Vốn ngân sách nhà nước: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, khuyến nông, tìm kiếm mở rộng thị trường, đào tạo cán bộ, đào tạo nông dân và quy hoạch các vùng sản xuất hồ tiêu; Hỗ trợ cho nông dân phục hồi sản xuất hồ tiêu, khi bị thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Nghị định 14/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông-lâm-ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.

Chỉ thị số 658-TTg, ngày 20/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

c. Chính sách về khoa học công nghệ

Công nghệ có vai trò quan trọng đối với sản xuất hồ tiêu. Trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ như:

- Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của QH khóa XII, kỳ họp thứ 5 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.

- Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006. - Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Ngoài việc nghiên cứu các công trình khoa học công nghệ thì cần phải xây dựng các lớp tập huấn, mô hình trình diễn để chuyển giao kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm nhằm hướng dẫn và giúp người dân vận dụng vào quá trình phát triển sản xuất.

d. Chính sách về chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu

Việc thực hiện chính sách về tiêu thụ sản phẩm phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu, kết nối chặt chẽ chuỗi giá trị gia tăng từ sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu hồ tiêu hợp đồng đầu tư vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu, đảm bảo chất lượng an toàn, có chứng chỉ chất lượng. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam. Khai thác tốt các thị trường truyền thống; mở rộng thị trường có nhiều tiềm năng (châu Âu, Mỹ, Nhật Bản), các thị trường mới (Trung Đông, châu Phi...); từng bước thâm nhập thị trường là các nhà phân phối gia vị, các nhà chế biến thực phẩm tại các nước tiêu thụ. Trong thời gian qua nhằm thúc đẩy việc sản xuất hồ tiêu Nhà nước đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN TỈNH DAK LAK

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CƯ KUIN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí ịa lý, ịa hình,khí hậu

- Vị trí địa lý

Huyện Cư Kuin nằm về phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km theo Quốc lộ 27. Tổng diện tích tự nhiên là 28.830 ha, với 8 đơn vị hành chính, trung tâm huyện được quy hoạch ở dọc Quốc lộ 27 đoạn qua địa bàn xã Dray Bhăng, ranh giới:

+ Phía Đông giáp huyện Krông Pắc, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. + Phía Tây giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. + Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. + Phía Bắc giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk. Với vị trí nằm trên cửa ngõ phía Nam của thành phố Buôn Ma Thuột đi tỉnh Lâm Đồng, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 10 km, huyện Cư Kuin có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, đồng thời cung ứng nguồn lao động dồi dào và hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cho thị trường. Ngoài ra huyện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện phía Nam của tỉnh và thành phố Đà Lạt.

- Địa hình

Nằm trong địa hình chuyển tiếp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng trũng Lăk, có địa hình thấp dần từ Đông bắc xuống Tây nam, bị chi phối bởi hệ thống sông Krông Ana ở phía Nam.

Địa hình lượn sóng chia cắt nhẹ, độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình từ 0 - 80

. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu.

- Khí hậu

Chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu gió mùa Tây nam, mang tính chất khí hậu Cao nguyên nhiệt đới ẩm, ít biến động trong năm, phân bố nhiệt theo không gian khá đồng đều.

Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11, tập trung trên 94% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa, lượng mưa trung bình ở mức khá so với các vùng khác của tỉnh.

Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm: ... 23 - 240C Nhiệt độ cao nhất (xảy ra vào tháng 3,4): ... 31,80C Nhiệt độ thấp nhất (xảy ra vào tháng 12,1): ... 7,90C Nhiệt độ trung bình tháng 1: ... 19 - 200C Nhiệt độ trung bình tháng 7: ... 25 - 260C Tổng tích nhiệt năm: ... 8.000 – 8.5000C Chế độ ẩm:

Lượng mưa bình quân hàng năm: ... 1.740 - 1.780 mm Lượng mưa cả năm cao nhất (năm 1946): ... 2.334 mm Lượng mưa cả năm thấp nhất: ... 610 mm Số ngày mưa BQ trong năm: ... 153 ngày Độ ẩm tương đối hàng năm: ... 81 - 83% Độ bốc hơi mùa khô: ...14,9 -16,2 mm/ngày

Chế độ gió:

Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 - 5,4 m/s.

b. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất đai

+ Phân loại đất đai, thổ nhưỡng

Huyện Cư Kuin có diện tích 28.830 ha: Theo kết quả điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 1980, chuyển đổi sang hệ thống Quốc tế FAO-UNESCO năm 1995 và kết quả phân loại theo phương pháp phân loại World Reference Base (WRB) của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp phối hợp với trường đại học Leuven Vương quốc Bỉ, huyện Cư Kuin có 6 nhóm đất đai với diện tích từ lớn đến nhỏ như sau:

Bảng 2.1 Các loại đất trên địa bàn huyện Cư Kuin

STT Tên đất

hiệu Diện tích Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 28.830 100

I Nhóm ất ỏ Fd 18.600,6 64,52

1 Đất giàu mùn, nâu đỏ Fđ.hu.r 14.960 80,43

2 Đất đỏ chua đọng nước Fđ.c.st 1.982 10,66

3 Đất đỏ tầng mỏng Fđ.tm 1.189 6,39

4 Đất nâu vàng, chua Fđ.c.xa 48,21 0,26

5 Đất đỏ chua, nghèo kiềm Fđ.c.vt 421,4 2,27

II Nhóm ất xám X 5.979,8 20,74

1 Đất xám sỏi sạn sâu X.sk2.h 1.993 33,33

2 Đất xám tầng loang lổ đỏ vàng X.fr 537,3 8,99

STT Tên đất

hiệu Diện tích Tỷ lệ (%)

4 Đất xám tầng rất mỏng X.vtm 1062 17,76

5 Đất xám đọng nước X.st.h 619 10,35

6 Đất xám X.h 446 7,46

7 Đất xám giây giàu mùn X.g.hu 1218 20,37

III Nhóm glây GL 1.056,7 3,67

1 Đất Glây chua, có đặc tính

phù sa GL.fv.c 957 90,56

2 Đất Glây giàu mùn GL.hu.c 99,7 9,44

IV Nhóm ất xói mòn trơ sỏi á E 859,9 2,98

Đất xói mòn mạnh, trơ sỏi sạn E.d2 859,9

V Nhóm ất phù sa P 1.599 5,55

Đất phù sa ít chua P.mo.h 1599

VI Nhóm ất nứt nẻ VR 174,8 0,61

Đất nứt nẻ tối màu, giàu mùn VR.pe.hu 174,8

VII Đất m t nước 559,5 1,94

( guồn: Viện uy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 1980)

▪Nhóm đất đỏ - Ferralsols (Fđ):

Diện tích 18.600,6 ha, chiếm 64,52 % diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã Ea Ktur, Ea Tiêu, Ea Bhôk. (Tên gọi cũ là đất đỏ Bazan). Đất có phì nhiêu cao, giàu chất hữu cơ, thành phần cơ giới nặng, đất có phản ứng chua pHkcl<5,5, thuận lợi phát triển cây cà phê, cao su, tiêu, sầu riêng...

▪Nhóm đất xám – Acrisols (X):

Diện tích 5.979,8 ha, chiếm 20,74% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Cư Êwi. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và có trên 8% sét đất có độ chặt khi khô và bở rời khi ẩm, đất có phản ứng chua, pHkcl 4-5,5, thuận lợi trồng cây lúa

nước nơi đất bằng, nơi đất dốc thoát nước tốt, độ phì cao, ít chua có thể trồng cây lâu năm.

▪Nhóm Gley – Gleysols - Gl:

Diện tích 1.056,7 ha, chiếm 3,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở các thung lũng, hợp thuỷ, vùng ngập nước theo mùa hoặc các khu vực đồng bằng thấp xa sôngKrông Ana thuộc các xã Hoà Hiệp, Ea Hu (trước đây gọi là đất dốc tụ và đất phù sa Gley). Đất bị ngập úng nhiều tháng trong năm, mực nước ngầm nông, đất chua (pHkcl<5,5), có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa nước và các cây ngắn ngày.

▪ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá- Leptosols (E):

Diện tích 859,9 ha, chiếm 2,98% diện tích tự nhiên, phân bố núi dốc dọc theo dãy núi phía Đông nam của huyện, hình thành đá mẹ có độ phong hoá chậm, thảm thực vật che phủ kém, quá trình bào mòn rửa trôi bề mặt nhanh hơn quá trình hình thành đất, tầng đất mỏng nên đưa vào trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ.

▪Nhóm đất Phù sa – Fluvisols:

Diện tích 1.599 ha, chiếm 5,55% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các sông, suối, phạm vi hình thành hẹp, là nhóm đất phù sa, sản phẩm dốc tụ, gồm có phù sa đọng nước và phù sa ít chua. Đất có cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, có tầng dầy lớn nên thích hợp với các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, đậu đỗ…

▪Nhóm đất nẻ - Vertisols

Diện tích 174,8ha, chiếm 0,61% DTTN.Phân bố rải rác. * Về tầng dầy và độ dốc:

- Trong tổng số diện tích tự nhiên có 559,5ha mặt nước và sông suối, chiếm 1,94% DTTN.

+ Diện tích đất có độ dốc dưới < 150 là 23.910 ha, chiếm 82,93% DTTN.

- Tầng dầy:

Diện tích đất có tầng dầy > 50cm là 25.439 ha, chiếm 88,24% DTTN. Diện tích đất có tầng dầy <50cm là 3.390 ha, chiếm 11,76% DTTN. Cụ thể tầng dầy và độ dốc đất đai theo biểu sau:

Bảng 2.2. Diện tích đất theo các mốc giới hạn độ dốc và tầng dầy

Tầng dầy Độ dốc Mặt nước Tổng số Tỉ lệ (%)

I II III IV V VI (ha) (ha)

(<30) (3-80) (8-150) (15-200) (20-300) (>300) >100cm 13.683,67 5.050,40 2.105,80 223,84 559,5 21.623,21 75,00 70-100 cm 1.607,67 1.607,67 5,58 50-70 cm 2.209,10 2.209,10 7,66 30-50cm 466 48,21 514,21 1,78 <30cm 768,4 179,91 444 603,60 879,9 2.875,81 9,98 Tổng cộng 14.918,07 6.837,98 2.154,01 444 3.036,54 879,9 559,5 28.830 100

( guồn: Trung tâm tư vấn Tài nguyên và Môi trường - ĐH Nông nghiệp I)

*Về sử dụng ất

Thực hiện Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27/8/2007 của Chính phủ, huyện Cư Kuin được thành lập sau khi chia tách từ huyện Krông Ana, có 08đơn vị hành chính trực thuộc. Ranh giới hành chính các xã cơ bản được lập theo được lập theo Chỉ thị 364/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ). Thống kê diện

Bảng 2.3. Thống kê diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính

TT Đơn vị Diện tích (ha) Tỷ lệ % theo diện tích tự nhiên

1 Ea Tiêu 4.632 16,07 2 Ea Ktur 4.233 14,68 3 Hoà Hiệp 2.989 10,37 4 Dray Bhăng 4.153 14,41 5 Ea Bhốk 4.200 14,57 6 Ea Hu aa2.612 9,06 7 Cư Êwi 3.233 11,21 8 Êa Ning 2.778 9,64 Tổng DT tự nhiên 28.830 100

( guồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Cư Kuin, năm 2014) Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Cư Kuin

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 28.830 100 1 Đất nông nghiệp NNP 24.117,43 83,65 Trong đó: 1.1 Đất lúa nước DLN 3.074,19 10,66

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 18.169,05 63,02

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 809,16 2,81

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 83,95 0,29

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.925,94 13,62

Trong đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp CTS 13,08 0,05

2.2 Đất quốc phòng CQP 5,91 0,02

2.3 Đất an ninh CAN 5,30 0,02

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 0,00

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 115,60 0,40

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm

sứ SKX 57,15 0,20

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,00

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 0,00

2.9 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 0,00 0,04

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 11,93 0,42

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 121,83 0,21

2.12 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 61,55 8,26

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.381,50

3 Đất đô thị DTD

4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0,00

5 Đất khu du lịch DDL 0,00 17,15

6 Đất khu dân cư nông thôn DNT 4.945,58

( guồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Kuin)

Qua bảng trên ta thấy đất nông nghiệp năm 2014 huyện có 24.117,43

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)