Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tạo ra được mối liên kết bền vững giữa công ty thu mua xuất khẩu với các đại lý thu mua trên địa bàn huyện, tại xã và nông dân tham gia chuỗi sản xuất để có thể tăng cường thông tin về giá cả, yêu cầu chất lượng và số lượng để có thể giảm thiểu sự chênh lệch qua trung gian.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại đã được tiến hành ngày một tốt hơn. Năm 2015, ngành hồ tiêu sẽ phối hợp chặt chẽ với IPC, cử người tham dự các Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ thường niên của Hiệp hội gia vị châu Mỹ - ASTA, châu Âu - ESA, Trung Đông…để quảng bá hình ảnh hồ tiêu Việt Nam đến bạn bè Quốc tế, giúp thế giới hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển sản xuất, xuất khẩu của Hồ tiêu Việt Nam, qua đó tìm kiếm mở rộng thị trường.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại hồ tiêu ở các thị trường lớn, khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản; tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường ở Trung Đông và Châu Phi; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân, hình thành mạng lưới thu mua trực tiếp tại các vùng trồng hồ tiêu; thường xuyên thông tin tình hình thị trường, giá cả; tích cực xây dựng "chỉ dẫn địa lý hồ tiêu" tại các vùng trồng tiêu có tiếng vang để tăng hiệu quả sản xuất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu.

Khuyến khích nông dân quan tâm hơn nữa đến giá trị tăng thêm của sản phẩm ở mức nông hộ, nhất là chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Đa dạng hoá sản phẩm hồ tiêu như tinh dầu tiêu, tiêu ngâm giấm, tiêu xanh sấy hút chân không, kẹo tiêu; đưa tiêu vào thực phẩm chế biến thay vì xuất tiêu nguyên liệu.

Quan tâm hơn nữa đến chất lượng hồ tiêu về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm xuyên suốt từ nông hộ đến khâu xuất khẩu tới tay người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ dự báo các nhu cầu thị trường để định hướng đúng loại sản phẩm hàng hóa cần sản xuất cả về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển, chú trọng dự báo nhu cầu thị trường thế giới.

Để dự báo nhu cầu thị trường đúng và chính xác, Huyện nên tổ chức các bộ phận thông tin cập nhật các thông tin dự báo thu được từ các trung tâm thông tin chuyên ngành của Tỉnh. Ngoài ra các doanh nghiệp ở địa bàn cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, có nhiệm vụ đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích và khai thác các thị trường. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện công tác này.

Tổ chức mạng lưới cung ứng thu mua nông sản hợp lý, nhằm thúc đẩy sản xuất. Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác liên kết giữa kinh tế quốc doanh với kinh tế cá thể theo nguyên tắc có quản lý, bình đẳng và cùng có lợi. Hiệp hội ngành hàng hồ tiêu cần phát huy vai trò của mình trong việc định hướng cho nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với giá tốt nhất thông qua hệ thống các doanh nghiệp; các doanh nghiệp cũng cần có quan điểm chia sẻ rủi ro với nông dân về vấn đề giá, tổn thất mùa màng do thiên tai, bệnh dịch... Liên kết chặt chẽ với nhà khoa học; nhà khoa học cũng chủ động liên kết với nông dân, các tổ chức chính trị xã hội để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, về canh tác, bảo vệ thực vật để tăng năng suất và chất lượng, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng hồ tiêu một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển sản xuất hồ tiêu tại huyện cư kuin, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)