6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Gia tăng hiệu quả kinh tế và đóng góp cho xã hội của hồ tiêu
Việc phát triển sản xuất hồ tiêu cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nói chung và sản xuất hộ trồng tiêu nói riêng, có ảnh hưởng quyết định đến khả năng tăng thu nhập cho người sản xuất. Sản xuất hồ tiêu hiệu quả không chỉ thể hiện bằng việc tăng thu nhập mà quan trọng hơn người sản xuất có thể tích lũy được tài sản để phát triển sản xuất mở rộng, đầu tư thâm canh mạnh hơn và cải thiện đời sống. Phát triển sản xuất hồ tiêu cần phải tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo
cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó phát triển sản xuất hồ tiêu phải chú trọng việc phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa: căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất, mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường của từng vùng.
Các tiêu chí đánh giá
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất hồ tiêu : Hiệu quả được phản ánh bằng việc so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. Trong sản xuất hồ tiêu, thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả:
- Năng suất hồ tiêu trên một đơn vị diện tích phản ánh mức sản lượng của nó trên mỗi đơn vị diện tích gieo trồng và chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố như chất lượng giống, đất, thời tiết, kỹ thuật canh tác chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản. Việc tăng năng suất trên một đơn vị diện tích thể hiện việc phát triển theo hướng chiều sâu.
- Giá trị sản xuất GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm. Đối với cây hồ tiêu là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong một năm.
n j QjPj GO 1 Q là khối lượng sản phẩm P là đơn giá sản phẩm
- Chi phí trung gian IC (Intermediary Cost), đây là chi phí của các nhân tố bị tiêu hao trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất hồ tiêu chi phí này bao gồm: chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, chi phí vận chuyển, chi phí bảo dưỡng sửa chữa, các chi phí thuê mướn, chi phí dụng cụ và các chi phí khác.
n j j C IC 1 C: là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm
- Giá trị gia tăng VA (Value Added) là bộ phận quan trọng nhất trong giá trị tổng giá trị sản phẩm. Đó chính là giá trị tăng thêm của yếu tố ban đầu (yếu tố tiêu dùng trung gian). Nó là kết quả thu được sau khi trừ chi phí trung gian (IC) của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA = GO - IC
- Tổng chi phí sản xuất TC là toàn bộ chi phí cố định và biến đổi đầu tư trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm.
TC = FC + VC
+ Chi phí biến đổi VC là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm.
+ Chi phí cố định FC là những khoản chi phí thay đổi về tổng số cho dù có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất nhất định.
- Thu nhập hỗn hợp MI là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có). Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.
MI = VA - (A+T) – Lao động thuê (nếu có)
Trong đó: A là khấu hao TSCĐ
T là các khoản thuế phải nộp
Các tiêu chí thể hiện hiệu quả sản xuất của cây hồ tiêu:
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí Tgo là tỷ số giá trị sản xuất GO của sản phẩm với chi phí trung gian IC trên một đơn vị diện tích của một vụ.
GO
GO T
- Tỷ suất giá trị tăng thêm chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện cứ đầu tư thêm một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
VA
VA T
IC(lần)
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí.
MI
MI T
IC (lần)
- Thu nhập/Lao động: chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập.