6. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Điều kiện tƣ nhiên, kinh tế-xã hội của địa phƣơng
động đến sự phát triển nhà ở nói chung và phát triển nhà ở thƣơng mại theo mô hình dự án nói riêng, qua đó ảnh hƣởng đến công tác QLNN về các dự án phát triển nhà ở thƣơng mại của địa phƣơng.
a. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý của địa phƣơng có ảnh hƣởng to lớn đối với sự phát triển và mở rộng quy mô của phát triển nhà ở nói chung và các dự án phát triển nhà ở thƣơng mại nói riêng. Thực tế cho thấy, phần lớn các dự án phát triển nhà ở thƣơng mại nằm ở các khu vực kinh tế trọng điểm của địa phƣơng. Vị trí địa lý thuận lợi sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ vào các dự án phát triển nhà ở, từ đó cơ quan QLNN dễ thực thi các quy trình liên quan đến mời gọi đầu tƣ vào dự án.
Tài nguyên đất đai có ảnh hƣởng đến quy hoạch sử dụng đất của địa phƣơng. Quỹ đất của địa phƣơng là cơ sở quan trọng để xây dựng, mở rộng, phát triển các dự án nhà ở.
Các vấn đề về địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tƣợng... tác động trực tiếp vào công tác lựa chọn địa điểm xây dựng hoặc mở rộng các dự án phát triển nhà ở; ảnh hƣởng đến quy hoạch, sử dụng đất... và ảnh hƣởng đến định hƣớng (chƣơng trình phát triển nhà ở của địa phƣơng. Bên cạnh đó, các điều kiện tƣ nhiên này còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình, giá thành công trình và tiến độ thi công các dự án. Những khu đất có mặt bằng bằng phẳng, địa hình chắc chắn sẽ giảm thiểu chi phí cải tạo mặt bằng, giảm thiểu chi phí gia cố nền móng công trình.... Hay nhƣ điều kiện khí hậu khắc nghiệt với mùa mƣa bão kéo dài ở Miền Trung cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và tiến độ thi công dự án.
b. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp – công nghiệp hóa có tác động đến phát triển nhà ở của địa phƣơng. Công nghiệp giữ vai trò
động lực và nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, tạo ra tiềm lực to lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó tác động đến việc phân bố lao động xã hội, phân bố lại các điểm dân cƣ và tổ chức cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Quá trình công nghiệp hóa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và là động lực để phát triển nhà ở thƣơng mại theo mô hình dự án.
Sự gia tăng dân số dựa trên các yếu tố tác động nhƣ: gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học (di dân) và quá trình đô thị hóa... sẽ tác động đến nhu cầu nhà ở trong tƣơng lai, là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng chƣơng trình, chiến lƣợc phát triển nhà ở của địa phƣơng.
Sự phát triển của thị trƣờng nhà ở thƣơng mại: Nhu cầu thị trƣờng của nhà ở thƣơng mại có tác động đến việc xây dựng các chƣơng trình và kế hoạch phát triển nhà ở, trên cơ sở đó bố trí quỹ đất cho các dự án. Nhu cầu nhà ở thƣơng mại của ngƣời dân địa phƣơng tăng, thị trƣờng nhà ở thƣơng mại sôi động sẽ kéo theo sự quan tâm đầu tƣ của các nhà đầu tƣ dự án. Nhà ở thƣơng mại đƣợc dự báo căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhu cầu nhà ở thƣơng mại chủ yếu tại khu vực đô thị. Theo kinh nghiệm của nhiều tỉnh thì tại những thành phố hoặc những huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều ngƣời dân có mức thu nhập khá và ổn định, tỷ lệ dân số phi nông nghiệp cao thì nhu cầu ở nhà thƣơng mại lớn, khoảng 20%, đối với những huyện còn lại nhu cầu nhà ở thƣợng mại ít hơn, khoảng 5%.