Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Đặc điểm xã hội

Quảng Nam là tỉnh có dân số lớn thứ hai của vùng ven biển miền Trung (đứng sau Bình Định) và đứng thứ 15 về dân số trên toàn quốc, dân số năm 2016 của tỉnh là 1.487.721 ngƣời với mật độ dân số 141 ngƣời/km2

. Tuy nhiên, dân cƣ phân bố không đều giữa các vùng miền: hơn 73% dân cƣ tập trung sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển, mặc dù diện tích chỉ chiếm 27% tổng diện tích đất tự nhiên; 24,17% dân cƣ sống ở khu vực đô thị (các thành phố và thị trấn), 75,83% dân số sống ở nông thôn [5, tr35-36].

Trong những năm qua, các đô thị đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa đạt 22%, mật độ dân số bình quân ở khu vực thành thị là 630 ngƣời/km2... Trong số 15 đô thị hiện có của toàn tỉnh, có 1 đô thị loại II (Tp. Tam Kỳ), 1 đô thị loại III (Tp. Hội An), 1 đô thị loại IV (Thị trấn Vĩnh Điện), còn lại 12 đô thị loại V (Núi Thành, Hà Lam, Nam Phƣớc, Ái Nghĩa, Đông Phú, Khâm Đức, Tân An, Thạnh Mỹ, Trà My, Tiên Kỳ, Phú Thịnh, P'Rao). Các đô thị tập trung tại các trục giao thông chính nhƣ Quốc lộ 1A, 14B, 14E, 14D, đƣờng Nam Quảng Nam, đƣờng Hồ Chí Minh và các tuyến đƣờng tỉnh. Tốc độ đô thị hóa trên khu vực vùng Tây thấp hơn khá nhiều so với vùng Đông của tỉnh [20, tr.39-40].

Với dân số đông, Quảng Nam có nhiều lợi thế về nguồn lao động. Lực lƣợng lao động của tỉnh Quảng Nam năm 2016 là 903.500 ngƣời, chiếm 60,73% tổng số dân, trong đó, số lƣợng lao động đang làm việc là 879.977 ngƣời (bảng 2.3). Tỷ lệ thất nghiệp là 2,6%, thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nƣớc (3,23) và của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (4,3%). Tuy nhiên số lƣợng lao động qua đào tạo còn hạn chế, chỉ chiếm

18,20% tổng số lao động đang làm việc, còn lại chủ yếu vẫn là lao động chƣa có tay nghề, mới chỉ qua đào tạo ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp và làng nghề về dệt may, da thuộc, chế biến nông lâm sản, thủy sản, vật liệu xây dựng,...

Bảng 2.3. Dân số và lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2016

Năm Dân số (ngƣời) Lực lƣợng lao động (ngƣời) Lao động đang làm việc (ngƣời) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo

(%) Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2012 1.449.000 868.489 843.650 14,35 2,86 2013 1.460.164 879.954 856.684 14,98 2,64 2014 1.471.806 891.992 869.167 15,84 2,48 2015 1.480.790 900.743 874.152 16,87 2,95 2016 1.487.721 903.500 879.977 18,20 2,60

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam, 2016)

Ngoài ra, dân số và lao động của tỉnh Quảng Nam phân bố không đều giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mặc dù tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị tăng trong giai đoạn 2012-2016 nhƣng dân số sống ở khu vực nông thôn vẫn chiếm trên 3/4 tổng dân số của toàn tỉnh (hình 2.4). Cùng với sự phân bố dân cƣ không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, lực lƣợng lao động của tỉnh Quảng Nam hiện vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm 77,48% lực lƣợng lao động toàn tỉnh (hình 2.5). Cơ cấu lao động đang làm việc có sự chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2012-2016, tỷ trọng lao động đang làm việc ở khu vực nông thôn đang có xu hƣớng giảm, năm 2012 khu vực nông thôn chiếm 82,24% tổng số lao động đang làm việc

đã giảm còn 77,88% trong năm 2016, thay vào đó là sự gia tăng lƣợng lao động đang làm việc tại các thành phố, thị trấn (hình 2.6). Những chuyển biến về cơ cấu dân cƣ và lực lƣợng lao động giữa thành thị và nông thôn này minh chứng cho quá trình đô thị hóa đang diễn ra tại tỉnh Quảng Nam.

Hình 2.4. Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Nam qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2016

Hình 2.5. Cơ cấu lực lượng lao động tỉnh Quảng Nam qua các năm giai đoạn 2012-2016

Hình 2.6. Cơ cấu lao động đang làm việc tỉnh Quảng Nam qua các năm giai đoạn 2012-1016

Thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân Quảng Nam năm 2016 đạt 2.243 nghìn đồng/ngƣời/tháng (giá hiện hành), tăng 1,63 lần so với năm 2012. Trong đó, thu nhập của ngƣời dân ở vùng thành thị cao hơn ở nông thôn. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực thành thị đạt 3.200 nghìn đồng/ngƣời/tháng trong khi ở khu vực nông thôn chỉ đạt 2.021 nghìn đồng/ngƣời/tháng [5, tr.441]. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn vẫn tiếp tục tăng, tăng từ 6,5 lần năm 2012 lên 7,1 lần năm 2016; trong đó chênh lệch giàu nghèo ở thành thị là 7,3 lần và ở nông thôn là 7,0 lần. Khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa dân cƣ và dân tộc thiểu số đã đặt ra thách thức lớn cho quá trình phát triển lâu dài của tỉnh và môi trƣờng xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)