Đánh giá tác động của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.4. Đánh giá tác động của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của

của tỉnh Quảng Nam đến phát triển nhà ở thƣơng mại

Thứ nhất, Quảng Nam nằm ở vị trí chiến lƣợc của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - một trong những vùng kinh tế phát triển sôi động nhất cả nƣớc, nên thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ, nhiều tập đoàn, công ty

xuyên quốc gia lớn trên thế giới; và đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ, khoa học công nghệ, giao lƣu kinh tế, văn hoá với cả nƣớc và quốc tế, trong đó có các nhà đầu tƣ vào các dự án phát triển nhà ở thƣơng mại. Tuy nhiên, địa hình tỉnh Quảng Nam với vùng núi và gò đồi, trung du khá phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn cùng với điều kiện thời tiết khắt nghiệt gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng đất đai, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng nói chung và thực hiện các dự án phát triển nhà ở thƣơng mại nói riêng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tƣ lo ngại khi đặt vấn đề đầu tƣ xây dựng tại Quảng Nam.

Thứ hai, tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, đồng thời cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam đã chuyển theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại. Quá trình công nghiệp hóa đã diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua thể hiện qua sự phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai, 13 khu công nghiệp và 50 cụm công nghiệp trên toàn tỉnh. Quá trình công nghiệp hóa này đã tác động đến phân bố lao động xã hội, phân bố lại các điểm dân cƣ. Cụ thể, lực lƣợng lao động chuyển dần từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị, tập trung tại các khu, cụm công nghiệp, đây sẽ là cơ sở hình thành các điểm dân cƣ mới; cùng với đó là nhu cầu về nhà ở tại các điểm dân cƣ này tăng, đây sẽ là động lực để hình thành và phát triển các dự án nhà ở thƣơng mại. Bên cạnh đó, việc tăng cƣờng vốn đầu tƣ phát triển xã hội thời gian qua đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng địa phƣơng, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ, cơ sở vật chất các ngành y tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, du lịch... Những thành tựu này sẽ là động lực để các nhà đầu tƣ hƣớng sự chú ý vào Quảng Nam không chỉ trong đầu tƣ phát triển các ngành kinh tế, mà còn đầu tƣ xây dựng các khu dân cƣ, khu đô thị để đáp ứng nhu cầu nhà ở của ngƣời dân ở các điểm dân cƣ mới.

Thứ ba, cùng với sự phát triển kinh tế trong thời gian qua, quá trình đô thị hóa ở Quảng Nam thời gian qua đã diễn ra khá nhanh, dân số thành thị chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng mật độ dân cƣ đông đúc và có xu hƣớng ngày càng tăng, thu nhập của ngƣời dân tăng thành thị tăng... Theo kinh nghiệm của nhiều tỉnh thì tại những thành phố hoặc những huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều ngƣời dân có mức thu nhập khá và ổn định, tỷ lệ dân số phi nông nghiệp cao thì nhu cầu ở nhà thƣơng mại lớn. Đối với tỉnh Quảng Nam có 2 đô thị lớn là thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An có mức tăng trƣởng kinh tế nhanh, dân số đô thị lớn, ngoài ra thị xã Điện Bàn, huyện Núi Thành, huyện Duy Xuyên, huyện Đại Lộc, huyện Phƣớc Sơn, huyện Thăng Bình là một trong những trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, định hƣớng phát triển thành đô thị loại III, loại IV; do đó nhu cầu nhà ở thƣơng mại tại các huyện, thành phố nói trên lớn hơn so với các huyện còn lại. Tuy nhiên, ngƣời dân trên địa bàn tỉnh muốn đƣợc tự xây dựng nhà ở để đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán và lối sống của gia đình, hơn nữa việc đáp ứng nhu cầu đất ở để ngƣời dân tự xây dựng nhà ở của tỉnh không quá khó khăn nhƣ tại nhiều địa phƣơng khác (vì mật độ dân cƣ còn thƣa thớt, quỹ đất phát triển nhà ở tự xây dựng của ngƣời dân còn nhiều, đặc biệt là khu vực nông thôn), vì vậy ngƣời dân có nhiều điều kiện thuận lợi để tự xây dựng nhà ở. Điều này điều khiến việc phát triển nhà ở thƣơng mại ở tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn ít đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, chú ý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)