7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN
Là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả công tác quản lý thuế nhằm thực thi chính sách, pháp luật thuế một cách nghiêm minh, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nƣớc.
Bộ máy quản lý thuế có vai trò quyết định đến sự vận hành toàn bộ hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thuế đƣợc tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ các mặt công tác quản lý thuế thì sẽ phát huy đƣợc tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao. Ngƣợc lại, một cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp sẽ kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy. Vai trò của bộ máy quản lý thuế thể hiện:
+ Bảo đảm pháp luật thuế đƣợc thực thi đầy đủ, nghiêm túc + Bảo đảm mục tiêu thu ngân sách nhà nƣớc
+ Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, bảo đảm thuận lợi cho ngƣời nộp thuế, giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế.
Ở từng cấp, bộ máy quản lý cơ quan thuế có thể đƣợc tổ chức theo các mô hình sau:
Mô hình tổ chức theo sắc thuế:Các phòng, ban riêng biệt đƣợc thành lập
để quản lý một số loại thuế cụ thể. Mỗi phòng ban phải thực hiện tất cả các chức năng, nghiệp vụ quản lý các loại thuế đƣợc phân công. Có thể nói đây là mô hình “ quản lý khép kín đối với từng loại thuế”
19
thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quy trình quản lý thuế nhƣ : Phòng tuyên truyền và hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế, phòng kê khai kế toán thuế, phòng cƣỡng chế và quản lý thu nợ, phòng thanh tra thuế,...
Mô hình tổ chức bộ máy theo nh m đối tượng nộp thuế: Cơ cấu tổ chức
bao gồm các bộ phận (phòng) quản lý theo nhóm đối tƣợng nộp thuế. ĐTNT đƣợc chia thành các nhóm dựa trên quy mô hoạt động, hình thức sở hữu hoặc ngành kinh tế….Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm quản lý cung cấp những thông tin đầy đủ về từng nhóm ĐTNT.
Hiện nay tại Việt Nam, tổ chức bộ máy quản lý thuế đƣợc tổ chức chủ yếu theo mô hình chức năng. “Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng là việc tổ chức bộ máy trong đ cơ cấu bao gồm các bộ phận (Phòng, Vụ, Tổ), mỗi bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo thẩm quyền được phân công”.
Thực hiện quản lý thuế theo chức năng là nhằm thực hiện cơ chế quản lý theo hƣớng: Cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào NSNN.