Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 71 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các

các vi phạm về thuế TNCN

a. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế:

Trên cơ sở kiểm soát nội bộ ngành thuế, kiểm soát quy trình quản lý thuế và thực hiện thanh tra, kiểm tra NNT, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế TNCN đƣợc thực hiện nhƣ sau [34,35]:

Hình 2.4. Quy trình quản lý thanh tra người nộp thuế

63

Thanh tra, kiểm tra thuế là công cụ quan trọng để quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng theo cơ chế tự khai, tự nộp. Các bộ phận chính tham gia quy trình là các phòng thanh tra, kiểm tra. Các trƣởng đoàn thanh tra, kiểm tra thƣờng là những cán bộ thuế có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, phẩm chất tốt và nhất thiết phải là cán bộ biên chế chính thức. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc thực hiện theo kế hoạch hoặc bất thƣờng. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Hình 2.5. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

64

(1) Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: đƣợc tiến hành vào quý 4 hằng năm, căn cứ thông tin chấp hành pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế, phân tích thông tin về thuế của NNT để phát hiện đối tƣợng nộp thuế có dấu hiệu bất thƣờng, khai man, trốn thuế; cùng vớiđịnh hƣớng của Tổng cục Thuế và lực lƣợng cán bộ thanh tra thuế để lựa chọn những đối tƣợng nộp thuế cần phải kiểm tra, xác định rõ hình thức thanh tra, kiểm tra cần áp dụng. Kế hoạch phải đảm bảo phù hợp, tránh trùng lắp với kế hoạch của các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác nhƣ: Kiểm toán, Thanh tra Nhà nƣớc…

(2) Công tác chuẩn bị thanh tra, kiểm tra: Phân tích các thông tin có liên quan đến NNT trong kế hoạch để xác định những nghi vấn, rủi ro về thuế tập trung ở khâu nào của quy trình và ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra. Các số liệu cần phân tích nhƣ: báo cáo quyết toán thuế TNCN, bảng kê kèm theo, tờ khai hàng tháng, hàng quý nhằm tìm ra những khả năng rủi ro về thuế, những sai sót gian lận của NNT. Nhóm phân tích kiểm tra tính xác thực đối với hồ sơ thông tin nghi vấn về NNT, đề xuất kiến nghị, giải pháp xử lý sau khi làm rõ các nội dung nghi vấn. Xác định rõ các nội dung và thời điểm thanh tra đối với trƣờng hợp cần thanh tran tại đơn vị chi trả thu nhập.

(3)Tiến hành thanh tra, kiểm tra tại tổ chức chi trả thu nhập: Sơ đồ cuộc thanh tra đƣợc thể hiện nhƣ hình sau:

Hình 2.6. Sơ đồ một cuộc thanh tra, kiểm tra tại cơ quan chi trả

65

Căn cứ vào mục đích thanh tra, kiểm tra nhƣ Quyết toán thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế TNCN hoặc thanh tra, kiểm tra toàn diện mà tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính trung thực của từng hồ sơ tƣơng ứng phát sinh trong niên độ thanh tra, kiểm tra. Trong toàn bộ quá trình thanh tra, kiểm tra, đoàn thanh tra, kiểm tra phải lập nhật ký thanh tra, kiểm tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của từng cuộc thanh tra, kiểm tra. Nội dung cần kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra tính trung thực của các nội dung trên tờ khai thuế, quyết toán thuế TNCN.

- Kiểm tra tính hợp pháp của biểu mẫu, trình tự lập và luân chuyển chứng từ, phƣơng pháp tính toán, phân bổ và hạch toán kế toán.

- Kiểm tra tính hợp lý của các đối tƣợng kế toán nhƣ thuộc đối tƣợng có hợp đồng lao động hay không, hợp đồng ngắn hạn hay hợp đồng dài hạn, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính hợp lý trong việc thực hiện chế độ tài chính.

- Lập biên bản: Kết thúc thanh tra, kiểm tra đoàn thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản thanh tra, kiểm tra. Biên bản yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phản ánh đầy đủ kết quả cuộc thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị xử lý vi phạm.

(4) Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra: Trong thời hạn 10 ngày kể tự sau ngày công bố biên bản thanh tra, kiểm tra; Cơ quan Thuế phải ban hành quyết định xử lý gửi đối tƣợng nộp thuế. Đây là văn bản thể hiện ý chí của Nhà nƣớc trong việc kiểm soát thuế nhằm xử lý và thu hồi số thuế khai man, nợ đọng kịp thời vào NSNN; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tƣợng nộp thuế và ngƣời thi hành công vụ.

(5) Đánh giá kết quả cuộc thanh tra, kiểm tra, lƣu trữ hồ sơ: theo dõi việc thực hiện Quyết định xử lý và báo cáo thực hiện kế hoạch. Quy định này nhằm tổng kết kinh nghiệm, tìm ra những dạng hành vi vi phạm, phƣơng thức trốn thuế,… và phƣơng pháp phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm đó; thực hiện lƣu trữ hồ sơ; theo dõi, đôn đốc thu ngay vào NSNN các khoản phải truy thu và tiền phạt theo quy định.

66

Trên thực tế, ngành thuế TP Đà Nẵng đã chủ động triển khai quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin về NNT. Tuy nhiên, đặc thù đối với các cá nhân có thu nhập từ nhiều cơ quan chi trả khác nhau thì việc tiến hành thanh tra, kiểm tra sẽ vô cùng phức tạp, để làm đƣợc cần phải thu thập thông tin về thu nhập tại các cơ quan chi trả trong điều kiện thanh toán thu nhập bằng tiền mặt là rất khó có thể thực hiện. Bên cạnh đó nhóm đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập tiền lƣơng, tiền công tại Việt Nam, khi về nƣớc không khai quyết toán dẫn đến thất thu thuế TNCN là khá phổ biến.

Do vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN theo quy trình là chƣa có hiệu quả, khó thực hiện. Trong thực tế Ngành thuế chủ yếu thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT là chính và chỉ gói gọn trong mỗi đơn vị chi trả riêng lẻ mà thôi.

Bảng 2.13. Kết quả xử lý truy thu thuế TNCN qua thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: cuộc Năm Số cuộc thanh tra, kiểm tra có xử lý vi phạm

Số cuộc thanh tra, kiểm tra có xử lý vi phạm Thuế TNCN Thuế truy thu (triệu đồng) Số tiền phạt (triệu đồng) Tổng số tiền truy thu, xử phạt thuế TNCN (triệu đồng) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2012 152 27 17,76% 195 52 247 2013 189 31 16,40% 268 64 332 2014 235 37 15,74% 327 82 409 2015 282 43 15,25% 413 95 508 2016 309 51 16,50% 627 126 753

67

Qua bảng trên cho thấy: Số đợt thanh, kiểm tra có xử lý vi phạm về thuế TNCN đạt rất thấp về số lƣợng đối tƣợng đƣợc kiểm tra, lẫn chất lƣợng kiểm tra. Mặc dù số đợt thanh kiểm tra có xử lý vi phạm về thuế TNCN tăng dần qua các năm, từ 27 đơn vị năm 2012 tăng lên 51 đơn vị năm 2016, nhƣng bình quân giai đoạn 2012-2016 chỉ đạt tỷ lệ 16,33% so với số đợt thanh, kiểm tra thuế. Số tiền thuế truy thu, xử phạt thuế TNCN tăng dần qua các năm, nếu nhƣ năm 2012 số xử lý truy thu và xử phạt là 247 triệu đồng, thì đến năm 2016 số xử lý truy thu và xử phạt là: 753 triệu đồng, tuy nhiên số thuế TNCN bình quân xử lý mới chỉ đạt 15 triệu đồng/đơn vị.

Qua tình hình cụ thể trên địa bàn về công tác kiểm tra, thanh tra ta thấy: Số doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra tại trụ sở chƣa nhiều, số doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm về thuế TNCN còn ít. Điều này cũng chƣa thể khẳng định, số doanh nghiệp và cá nhân còn lại đã kê khai đúng số thuế TNCN phải nộp. Thực tế này cho thấy, một mặt là do thu nhập của cá nhân nhận đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau mà ngành thuế không thể quản lý hết đƣợc, mặt khác là do ý thức tự kê khai của các doanh nghiệp còn yếu kém trong khi cơ quan thuế không đủ thời gian và nhân lực để kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp.

b. Công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế:

Căn cứ vào các trƣờng hợp vi phạm và xử lý vi phạm đƣợc quy định tại Thông tƣ số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Cục Thuế TP Đã Nẵng đã nghiêm túc xử lý và kiến nghị xử lý những trƣờng hợp ngƣời nộp thuế thu nhập cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện đƣợc thông qua kiểm tra; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi chậm nộp tờ khai thuế TNCN theo quy định.

Hiện nay do mức xử lý vi phạm còn tƣơng đối cao nên trong thực tế rất khó xử phạt. Hơn nữa, do công tác kiểm tra của CQT đối với việc kê khai và

68

nộp thuế TNCN chƣa đƣợc thƣờng xuyên và chặt chẽ, do vậy việc phát hiện ra các trƣờng hợp vi phạm còn ít.

Xử lý vi vi phạm pháp luật về thuế TNCN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng chủ yếu là do NNT nhầm lẫn trong việc xác định đối tƣợng GTGC, kê trùng nhiều lần một đối tƣợng giảm trừ. Bên cạnh đó các đơn vị chi trả thu nhập xác định các khỏan thu nhập chịu thuế TNCN chƣa đúng quy định đã dẫn đến vi phạm.

Bảng 2.14. Thống kê số tiền phạt vi phạm hành chính đối với luật thuế TNCN giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tiền phạt VPHC đối với

luật thuế TNCN 1.072,8 3.047,6 4.086,6 4.442,5 5.866,8

Nguồn: Phòng Tổng hợp- dự toán, Cục Thuế TP Đà Nẵng

Theo bảng trên, dễ dàng nhận thấy số tiền xử lý vi phạm hành chính đối với thuế TNCN thu đƣợc vào NSNN liên tục tăng qua các năm, từ 1.072,8 triệu đồng năm 2012 lên đến 5.866,8 triệu đồng vào năm 2016. Điều này cho thấy Cục Thuế TP Đà Nẵng, nhất là bộ phận Thuế TNCN đã rất nỗ lực phát hiện các sai phạm về thuế TNCN, nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)