Các yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các yếu tố kinh tế xã hội

a. Về điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động quản lý thuế TNCN. Nhƣ đã biết, thuế TNCN đánh trực tiếp vào thu nhập của mỗi cá nhân. Ở các nƣớc phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nên thuế TNCN chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách. Điều đó đồng nghĩa với việc ngƣời dân số trong điều kiện đầy đủ, mức sống cao sẽ có khả năng đóng thuế TNCN cao hơn.

Nền kinh tế phát triển tốt, xã hội ổn định sẽ là động lực và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân với sự đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, kiếm sống nhằm thỏa mãn nhu cầu cao của nền kinh tế. Là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc, làm giảm các hiện tƣợng trốn thuế, gian lận thuế. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, xã hội bất ổn sẽ tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của các cá nhân, từ đó tác động làm giảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc.

b. Về cơ chế, chính sách thuế

Luật thuế quy định càng đơn giản, rõ ràng, ổn định, ít có ngoại lệ thì pháp luật quản lý thuế sẽ giảm tính phức tạp, quy trình, thủ tục triển khai thực hiện đƣợc dễ dàng, thuận tiện hơn.

Việc áp dụng cơ chế chính sách nào trong xây dựng Luật thuế TNCN cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế và thủ tục quản lƣ thuế TNCN. Một nhà nƣớc chú trọng công bằng hơn hiệu quả kinh tế sẽ có chính sách điều tiết

30

mạnh vào ngƣời có thu nhập cao, mức thuế suất sẽ tăng rất nhanh theo lƣợng thu nhập tăng thêm. Điều này thông thƣờng sẽ làm giảm nỗ lực làm việc của cá nhân có thu nhập cao. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế sẽ giảm. Ngƣợc lại, nhà nƣớc chú trong hiệu quả kinh tế hơn thì Thuế thu nhập sẽ điều tiết ít vào những ngƣời có thu nhập cao, tạo điều kiện cho họ hăng háI làm việc, tạo thêm thu nhập cho xã hội.

1.3.2. Các yếu tố từ p í n ƣ i nộp thuế

a. Thu nhập, mức sống của người dân

Hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cƣ. Khi ngƣời dân có thu nhập, mức sống càng cao thì số thu ngân sách càng nhiều hơn, góp phần giúp cho cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý nói chung và quản lý thuế nói riêng chất lƣợng và hiệu quả hơn.

b. Ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế

Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Khi ngƣời dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tóm lại ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tƣợng nộp thuế cũng ảnh hƣởng một phần tới công tác quản lý Thuế TNCN.

Bên cạnh đó tính nghiêm minh của pháp luật cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến ý thức của ngƣời quản lý cũng nhƣ ngƣời nộp thuế. Cơ quan luật pháp làm việc có hiệu quả, luật pháp đƣợc thực hiện nghiêm minh sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi. Các đối tƣợng nộp thuế cũng nhƣ cơ quan thu thuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họ biết rằng khi vi phạm họ sẽ không tránh khỏi những hình phạt nếu bị phát hiện. Nhƣ vậy, công tác quản lý Thuế TNCN sẽ đạt đƣợc hiệu quả.

31

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận về thuế TNCN và công tác quản lý thuế TNCN. Qua đó có thể thấy, quản lý thuế TNCN là một yêu cầu tất yếu của quản lý Nhà nƣớc về thuế. Để thực hiện có hiệu quả thì Nhà nƣớc cần trang bị cơ sở vật chất cho ngành thuế, tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thuế về mọi mặt, đội ngũ công chức thuế có chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành; Hệ thống pháp luật về thuế cần thực sự chặt chẽ và có hiệu lực nhằm mang lại hiệu quả nguồn thu cho NSNN.

32

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

2.1.1. Đặ đ ểm tự nhiên

Đà Nẵng nằm ở 15o5520" đến 16o14’10" vĩ tuyến bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.

Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nƣớc, trên quốc lộ 1A và đƣờng sắt Bắc - Nam. Đà Nẵng nối với Tây Nguyên qua quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma đến các nƣớc và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây. Bên cạnh đó Đà Nẵng còn có các tuyến giao thông quan trọng nhƣ đƣờng sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – ASEAN đi qua, cảng biển và sân bay quốc tế. Đà Nẵng còn là trung tâm của sáu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhã nhạc Cung đình Huế và Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Đà Nẵng chỉ cách các trung tâm kinh tế phát triển của các nƣớc Đông Nam Á, khu vực Thái Bình Dƣơng trong phạm vi bán kính khoảng 2.000 km, vì thế rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế - văn hóa.

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 70 km, có vịnh nƣớc sâu các của biển Liên Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo

33

thành vành đai nƣớc nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế biển tổng hợp và giao lƣu với nƣớc ngoài. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp nhƣ Non Nƣớc, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghĩ dƣỡng.

Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch của cả nƣớc, có tiềm năng du lịch phong phú gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đà Nẵng có nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng nhƣ đèo Hải Vân, Nam Ô, Xuân Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm; bãi tắm Mỹ Khê và Non Nƣớc đã đƣợc tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh…các điều kiện trên rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ: du lịch nghỉ mát, tham gia, nghiên cứu, văn hóa.

Khả năng phát triển kinh tế thủy sản của thành phố là khá lớn.

Với điều kiện tự nhiên của thành phố nhƣ nêu trên đã tạo ra những tiềm năng to lớn về nông- ngƣ- công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đây vẫn là lợi thế cho sự phát triển kinh tế của thành phố. Trong nhiều năm gần đây, mặc dù nhận đƣợc nhiều ƣu đãi đầu tƣ trong các ngành nghề nhƣ du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhƣng hiệu quả chƣa cao, phần lớn đang trong giai đoạn đầu tƣ, chƣa phát huy hết hiệu quả năng lực nội tại. Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh có những diễn biến bất thƣờng gây khó khăn cho sản xuất và đời sống, ảnh hƣởng nhiều mặt đến việc quản lý điều hành kinh tế- xã hội, nhất là công tác quản lý thu ngân sách nhà nƣớc.

2.1.2. Đặ đ ểm kinh tế - xã hội

Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ), diện tích

34

toàn thành phố rộng 1.256 km2 với dân số 822,3 nghìn ngƣời. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Đà Nẵng năm 2016 là 1.046.200 ngƣời.

Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa. [10]

Trong những năm gần đây (2001-2016), thành phố đã đạt đƣợc nhiều thành tựu rất cơ bản, to lớn và có ý nghĩa nhiều mặt trong phát triển kinh tế, xã hội.

Kinh tế tăng trƣởng liên tục, cơ sở hạ tầng tƣơng đối đầy đủ và hoàn chỉnh, môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thông thoáng và có sức cạnh tranh cao trong khu vực, thành phố đã và đang thúc đẩy sự phát triển văn hóa, văn minh đô thị theo hƣớng an toàn, thân thiện và đáng sống. Kết quả đó là nhờ sự đồng thuận nỗ lực phấn đấu của nhân dân thành phố Đà Nẵng và chính quyền Đà Nẵng. Có thể khẳng định Chính quyền Đà Nẵng đã lựa chọn và chỉ đạo đúng hƣớng có hiệu quả, mang tính đột phá trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đồng thời Đà Nẵng cũng đã phát huy tốt những lợi thế của Thành phố và hạn chế những bất lợi, đây là nguyên nhân quan trọng đƣa đến sự phát triển ấn tƣợng của Đà Nẵng hiện nay.

Đà Nẵng nằm trong top những địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhất cả nƣớc. Từ năm 2012 - 2016, tốc độ tăng trƣởng GDP địa phƣơng nay đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trƣởng GDP cả nƣớc. Năm 2011, GDP bình quân đầu ngƣời của thành phố 2283 USD thì năm 2016, con số này là 2980 USD. [10]

Nằm ở vị trí trung điểm của cả nƣớc, nơi hội đủ mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, Thành phố đang có nhiều nỗ lực trong việc vƣơn lên khẳng định là vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền trung và tây nguyên. Cùng với những ƣu thế vốn có, Đà Nẵng đang

35

là nơi thu hút mạnh các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào tổ chức SXKD, phát triển kinh tế, và nhƣ vậy nguồn lực lao động nói chung, nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng đƣợc thu hút về làm việc tại Đà Nẵng rất đáng kể. Thu nhập của ngƣời dân ngày càng tăng lên, đặc biệt là thu nhập từ tiên lƣơng, tiền công của một bộ phận ngƣời lao động tăng lên đáng kể, đó sẽ là nguồn lực lớn trong ổn định và phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ việc tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc, trong đó có thuế TNCN.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA BÀN TP ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Công tác lập dự toán thu thuế TNCN tại Cục Thuế TP Đà Nẵng Nẵng

Công tác lập dự toán thu thuế TNCN đƣợc thực hiện cùng với lập dự toán thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Kết quả lập dự toán thu thuế TNCN hàng năm, sau khi đƣợc cơ quan thẩm quyền duyệt, Cục Thuế đã phân bổ cho các đơn vị trong ngành tổ chức quản lý thu.

Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nƣớc dựa trên cơ sở dự báo tăng trƣởng kinh tế năm tới đối với từng ngành, từng lĩnh vực thu, các cơ sở kinh tế của từng địa bàn để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo đúng các luật thuế, chế độ thu. Dự toán thu đảm bảo yêu cầu về căn cứ kinh tế và chi tiết đến từng ngành, từng đơn vị trọng điểm, từng khu vực kinh tế. Trên cơ sở đó, đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện năm trƣớc; yêu cầu phấn đấu năm lập dự toán đã đƣợc thông báo, tổ chức xây dựng và báo cáo dự toán thu hàng năm theo đúng biểu mẫu quy định

36

Bảng 2.1. Kết quả lập và phân bổ dự toán thu thuế thu nhập cá nhân 2012 - 2016 Đơn vị: triệu đồng Tên đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 1 Văn Phòng Cục 285.000 256.000 197.000 244.000 305.000 2 CCT Hải Châu 137.000 115.000 95.000 98.000 127.000 3 CCT Thanh Khê 116.000 97.000 85.000 87.000 106.000 4 CCT Sơn Trà 75.000 70.000 50.000 65.000 75.000 5 CCT Ngũ Hành Sơn 55.000 50.000 40.000 50.000 60.000 6 CCT Liên Chiểu 42.000 40.000 30.000 38.000 40.000 7 CCT Hòa Vang 23.000 20.000 18.000 19.000 23.000 8 CCT Cẩm Lệ 37.000 35.000 25.000 33.000 34.000 Tổn ộn 770.000 683.000 540.000 634.000 770.000 Tổn ự toán t u ủ TP 9.950.000 8.150.000 8.480.000 9.161.000 11.900.000 Tỷ lệ so v tổn ự toán t u 7,73% 8,38% 6,37% 6,92% 6,47% Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng

Nhiệm vụ quản lý thu theo dự toán phân bổ tại bảng trên, đối với Văn phòng Cục Thuế đƣợc giao cho phòng Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân, đối với các Chi cục Thuế đƣợc giao cho bộ phận quản lý thu thuế thu nhập cá nhân thuộc Đội quản lý chức năng của Chi cục (các Đội này thực hiện nhiều chức năng quản lý khác nhau trong đó có quản lý thuế thu nhập cá nhân). Hơn nữa các Chi cục Thuế chủ yếu là quản lý thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lƣơng, tiền công, từ đầu tƣ vốn và từ chuyển nhƣợng bất động sản.

Theo bảng trên thì dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đƣợc giao không ổn định, tùy theo tình hình thu thuế nội địa của năm trƣớc đó để lập dự toán thu. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng dự toán thu hàng năm bình quân khoảng 7%.

37

Đối với thu nhập từ hộ, cá nhân kinh doanh có căn cứ để dự báo là kết quả lập sổ bộ thuế và kết quả thu thuế hàng năm; thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản cũng nhƣ từ tiền lƣơng, tiền công có thể căn cứ vào số thu thực tế phát sinh hàng năm để dự báo cho tƣơng lai; các khoản thu nhập còn lại do không phát sinh hoặc có nhƣng quá thấp nên thƣờng bỏ qua, cơ quan thuế ít quan tâm các khoản thu nhập này, vì vậy không đƣợc chi tiết trong dự toán thu.

Có thể nói, việc lập và giao dự toán thuế thu nhập cá nhân còn mang tính chƣa khoa học và chính xác, chỉ tập trung nghiên cứu các diễn biến kinh tế, tình hình thu thuế nội địa, phân tích các nhân tố làm tăng, giảm nguồn thu nhƣng chƣa có thông tin về hộ kinh doanh, các doanh nghiệp để xác định cơ sở thực tế và tiềm năng của nguồn thu. Dẫn đến dự toán tăng giảm không ổn định trong những năm qua. Việc lập dự toán còn bị ảnh hƣởng bởi dự toán phấn đấu hơn là xuất phát từ thực trạng sản xuất kinh doanh.

2.2.2. Tổ chức bộ máy thu thuế TNCN củ TP Đà Nẵng

a. Về tổ chức bộ máy

Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời phù hợp với những thủ tục hành chính về Thuế đƣợc quy định tại Luật quản lý thuế, cơ cấu tổ chức bộ máy của cục thuế TP Đà Nẵng đƣợc thay đổi theo quyết định số 49/2007/QĐ-TTG ngày 15/06/2007 của Bộ trƣởng bộ Tài chính gồm có 12 phòng và 07 chi cục trực thuộc, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi, nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật; đƣợc tổ chức theo sơ đồ sau:

38

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)