Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại MB Đắklắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 57 - 60)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại MB Đắklắk

a. Tình hình nợ xấu trong giai đoạn 2012-2014

Trong giai đoạn 2012-2014 thì năm 2013 cơ cấu nợ xấu cao nhất, tổng nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 27,33% toàn bộ dư nợ toàn chi nhánh, nguyên nhân là do trong năm 2013, chi nhánh không thu hồi được khoảng nợ xấu của Công ty TNHH Đại Việt, và đồng thời Công ty TNHH Anh Minh bị phá sản, điều nay gây tổn thấ rất nhiều cho chi nhánh, buộc phải trích lập dự phòng lớn. Tuy nhiên đến năm 2014, tỷ trọng nợ quá hạn đã giảm đáng kể, từ 27,33% năm 2013 xuống còn 6,15%. Kết quả khả quan đạt được nhờ các hoạt động quản trị rủi ro của MB ĐắkLắk được coi trọng và thực hiện rất tốt trên tất cả các mặt, đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng bằng cách tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ, do đó các sai phạm được xử lý, khắc phục kịp thời. Việc được áp dụng hệ thống XHTD nội bộ đã tạo thuận lợi cho MB ĐắkLắk trong việc hoạch định và thực thi chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và chính sách khách hàng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Hệ thống XHTD nội bộ hỗ trợ giúp MB ĐắkLắk đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng xác định một cách hợp lý, chính xác nhất tổn thất

tín dụng theo dòng sản phẩm hay l nh vực hay ngành nghề kinh tế. Ngoài ra, công tác thu hồi xử lý nợ xấu được thực hiện triệt để góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng xuống thấp.

Bảng 2.5 : Nợ xấu giai đoạn 2012-2014

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Nợ nhóm 3 67 0.01 112390 25.37 562 0.07

Nợ nhóm 4 2,240 0.37 4,907 1.11 36,012 4.62

Nợ nhóm 5 0 0.00 3,763 0.85 11,415 1.46

Nợ xấu (từ nhóm 3-5) 2,307 0.38 121,060 27.33 47,989 6.15 Tổng dư nợ 611,000 100.00 443,000 100.00 780,000 100.00

(Nguồn : Báo cáo thường niên MB Đắklắk)

b. Rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với DN NVV tại chi nhánh

Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay

Trong năm 2012, tổng nợ xấu là 2.307 triệu đồng, cho đến năm 2013 tổng dư nợ xấu tăng đột biến, chiếm 27,33% tổng dư nợ, tăng 118.753 triệu đồng. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở dư nợ cho vay ngắn hạn (chiếm 26,81% tổng dư nợ). Điều này xảy ra do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng không có khả năng trả các khoản tiền gốc định kỳ của các món vay ngắn hạn; các doanh nghiệp về xây dựng gặp nhiều khó khắn nghiệm thu công trình xây dựng nhưng lại chậm nhận được tiền nghiệm thu công trình ( như các món vay của Công ty TNHH xây dựng 470, Công ty Thiên An, Công ty xây dựng Khánh Xuân…. đều trở thành nợ xấu trong năm 2013), tình hình này kéo dài cho đến năm 2014 mới có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra các đơn vị kinh doanh cà phê trong năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn, điển hình Công ty

TNHH Anh Minh phá sản,

Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu tại MB Đắklắk là 47.989 triệu đồng, chiếm 6,15% tổng dư nợ; giảm 60,36% so với năm 2013. Trong đó dư nợ xấu cho vay ngắn hạn giảm đến 73,696 triệu đồng, chủ yếu nhờ tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều khởi sắc hơn so với năm 2013, các đơn vị xây dựng nhận được tiền thi công công trình nên giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu, chi nhánh cũng xử lý được khoản nợ xấu của Công ty Anh Minh và Đại Việt vì thế dư nợ xấu giảm nhiều, là một tín hiệu vui trong công tác quản trị rủi ro của chi nhánh.

Là một ngân hàng mới thành lập khoảng 5 năm trên địa bàn tỉnh nên để mở rộng quy mô thị phần, MB Đắklắk buộc phải nới lỏng các điều kiện cho vay, do đó nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác quan r trị rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu và phân tán rủi ro một cách hợp lý.

Bảng 2.6 : Cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014

ĐVT : Triệuđồng

Chỉ tiêu nợ xấu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Ngắn hạn 1530 0.25% 118753 26.81% 45,057 5.78% Trung, dài hạn 777 0.13% 2307 0.52% 2,932 0.38% Tổngdư nợ xấu 2307 0.38% 121,060 27.33% 47,989 6.15% Tổng dư nợ 611000 100.00% 443,000 100.00% 780,000 100.00%

(Nguồn : Báo cáo thường niên MB Đắklắk)

Cơ cấu nợ xấu theo nhóm khách hàng

Trong cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm khách hàng, có thể nhận thấy nợ xấu nhóm khách hàng SME ngày càng gia tăng,năm 2013 tăng đột biến 8.169 triệu đồng, đến năm 2014 dư nợ xấu của SME tăng 3.029 triệu đồng so với năm

2013, chiếm 25% tổng dư nợ xấu toàn chi nhánh , có thể lý giải điều này vì MB Đắklắk với mục tiêu mở rộng thị phần của mình tại địa bàn và hướng tới phân khúc khách hàng SME cho nên dư nợ của nhóm khách hàng này tăng, với bối cảnh tình hình kinh tế chưa được phục hồi vì thế nợ xấu cũng gia tăng do các đơn vị DN NVV gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy rằng trong cơ cấu nợ xấu, nợ xấu thuộc nhóm khách hàng CIB chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là do nợ xấu của đối tượng KH là Công ty Đại Việt. Nhìn chung vì mục đích mở rộng quy mô thị phần của mình, chi nhánh đã không ngại nới lỏng điều kiện cho vay để có thể thu hút khách hàng tuy nhiên việc này lại kéo theo gia tăng nợ xấu, do vậy việc chi nhánh cần làm là hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như có phương án phân tán rủi ro hợp lý.

Hình 2.7 : Cơ cấu nợ xấu theo nhóm khách hàng GĐ 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu nợ xấu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

CIB 1261 55% 111253 92% 35,200 73%

SME 931 40% 9100 8% 12,129 25%

Cá nhân 115 5% 707 1% 660 1%

Tổng 2307 100% 121,060 100% 47,989 100%

(Nguồn : Báo cáo thường niên MB Đắklắk)

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DN NVV TẠI MB- ĐắKLắK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)