7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Phân quyền trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB Đắklắk
khúc khách hàng SME cho nên dư nợ của nhóm khách hàng này tăng, với bối cảnh tình hình kinh tế chưa được phục hồi vì thế nợ xấu cũng gia tăng do các đơn vị DN NVV gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy rằng trong cơ cấu nợ xấu, nợ xấu thuộc nhóm khách hàng CIB chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là do nợ xấu của đối tượng KH là Công ty Đại Việt. Nhìn chung vì mục đích mở rộng quy mô thị phần của mình, chi nhánh đã không ngại nới lỏng điều kiện cho vay để có thể thu hút khách hàng tuy nhiên việc này lại kéo theo gia tăng nợ xấu, do vậy việc chi nhánh cần làm là hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như có phương án phân tán rủi ro hợp lý.
Hình 2.7 : Cơ cấu nợ xấu theo nhóm khách hàng GĐ 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu nợ xấu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
CIB 1261 55% 111253 92% 35,200 73%
SME 931 40% 9100 8% 12,129 25%
Cá nhân 115 5% 707 1% 660 1%
Tổng 2307 100% 121,060 100% 47,989 100%
(Nguồn : Báo cáo thường niên MB Đắklắk)
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DN NVV TẠI MB- ĐắKLắK TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DN NVV TẠI MB- ĐắKLắK
2.3.1. Phân quyền trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB Đắklắk Đắklắk
a. Cơ cấu và mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
khoản vay DNNVV thì thường giá trị trong mức phán quyết của chi nhánh, do đó có thể tóm lược các bước:
Bước 1: CBTD tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu vay vốn của DN. CBTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, pháp lý, đảm bảo tiền vay và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ
Bước 2: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, CBTD tiến hành thu thập, tổng hợp, xác minh thông tin để thẩm định phương án kinh doanh, phân tích năng lực khách hàng, tài sản đảm bảo và mức độ rủi ro khoản vay. Trình báo cáo đề xuất lãnh đạo cấp phòng phê duyệt.
Bước 3: Trường hợp báo cáo đề xuất được lãnh đạo cấp phòng phê duyệt, CBTD chuyển hồ sơ qua bộ phận thẩm định lập báo cáo thẩm định. Bộ phận thẩm định có thể yêu cầu giải trình thêm, bổ sung hồ sơ và có ý kiến độc lập quyết định đồng ý hay từ chối cho vay, sau đó trình báo cáo thẩm định lên lãnh đạo chi nhánh xét duyệt. Lãnh đạo có thể đồng ý phê duyệt hoặc từ chối độc lập với ý kiến của bộ phận thẩm định.
Bước 4: Nếu đồng ý cho vay thì NH và khách hàng tiến hành ký kết hồ sơ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay, bộ phận hỗ trợ sẽ hỗ trợ tác nghiệp soạn thảo các văn bản, hợp đồng và giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết và các giấy tờ chứng minh việc sử dụng tiền vay.
Bước 5: CBTD tiến hành kiểm tra, giám sát khoản vay, thu hồi nợ gốc lãi, xử lý phát sinh.
Bước 6: Khi khách hàng trả hết nợ, bộ phận hỗ trợ tiến hành tất toán khoản vay và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng.
Định kỳ hoặc đột xuất có đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực tế khách hàng của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu món vay vượt mức phán quyết của Phòng Giao dịch thì hồ sơ sau khi được
phê duyệt của Giám Đốc chi nhánh, CBTD trình lên khối thẩm định ở Hội sở tiến hành tái thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Quy trình cho vay cho thấy cơ cấu tổ chức đã có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín dụng. Mỗi bộ phận phụ trách một khâu. Điều này mang đến lợi ích là quyết định cấp tín dụng mang tính khách quan, có sự kiểm tra giám sát qua các khâu. Tuy nhiên, điểm bất lợi cho khách hàng là có quá nhiều thủ tục, việc giải quyết hồ sơ không nhanh chóng, có thể gây phiền hà cho khách hàng.
b. Cơ chế trong phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng
Giám đốc chi nhánh được ủy quyền của tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội theo quyết đinh 824-QĐ/HĐQT thực hiện phán quyết trong hoạt động tín dụng như sau :
Thẩm quyền phán quyết trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức ( Cho vay, phát hành bảo lãnh, mở LC,phát hành, xác nhận cung cáp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp,…) cho từng khách hàng phát sinh tại chi nhánh là tối đa là 50 tỷ đồng. Toàn bộ các khoản vay không có hoặc thiếu một phần tài sản đảm bảo, các khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết, chi nhánh phải trình hội sở phê duyệt theo đúng quy định.