7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Thực trạng công tác đo lường rủi ro tín dụng
MB Đắklắk thực hiện chọn lọc khách hàng vay vốn thông qua hệ thống xếp loại tín dụng khách hàng nội bộ theo Quy định về xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ngày 27/02/2007 do MB ban hành theo các tiêu chí sau :
Chỉ tiêu định tính: vị thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường, uy tín, trình độ kinh nghiệm của ban lãnh đạo, quan hệ với MB Bank...
Chỉ tiêu định lượng: Khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lợi...
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng DN nói chung và DN NVV nói riêng được thực hiện qua 6 bước :
-Bước 1 : Xác định ngành kinh tế. -Bước 2: Xác định quy mô.
-Bước 3: Xác định loại hình sở hữu.
-Bước 4 : Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. -Bước 5 : Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. -Bước 6 : Tổng hợp điểm và xếp hạng.
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại theo các mức xếp hạng như nhau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mức xếp hạng theo hệ thống xếp hạng là cơ sở để lãnh đạo quyết định cấp tín dụng.
Nhận xét : Hiện nay, MB mới chỉ có hệ thống XHTD nội bộ để đánh giá
rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:
+ Về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi l nh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các l nh vực khác nhau có khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.
+ Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, phương pháp đánh giá hiện tại của MB đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó CBTD là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở đã ban hành. Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của CBTD trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ XHTD phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này.
+ Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác XHTD tại MB còn hạn chế do: Thông tin của các DNNVV thường là thông tin do khách hàng cung cấp, có mức độ tin cậy chưa cao và chưa có sự giám sát của bên thứ 3 độc lập (Ví dụ báo cáo tài chính thường là báo cáo nội bộ, chưa có báo cáo kiểm toán), Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích XHTD dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện XHTD cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ
cạnh tranh… NH chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.