Định hướng hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội CN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 80 - 85)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội CN

CN Đắklắk

NH phải hoạch định được chiến lược phát triển tín dụng tuỳ thuộc vào thị trường, điều kiện kinh tế v mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung và thị trường vốn nói riêng, mục tiêu, khả năng, thế mạnh của NH. Từ đó xây dựng một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động NH nói chung và chính sách tín dụng nói riêng theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro.

a. Định hướng chung

Thứ nhất: Có chính sách hướng về phát triển và tăng tỷ trọng dịch vụ, để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng

Chính sách này vừa phù hợp điều kiện phát triển kinh tế năng động của tỉnh ĐắkLắk, vừa mang lại cho NH nhiều lợi ích: đang dạng hoá hoạt động theo hướng NH hiện đại, thu hút khách hàng doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ trọn gói, đồng thời kiểm tra được hoạt động kinh doanh của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh. Một điểm mạnh của NH phát triển hoạt động dịch vụ là thu hút được nguồn vốn không kỳ hạn khá cao, từ đó giảm được chi phí vốn bình quân, lãi suất cho vay hợp lý, không bị sa vào các cuộc chạy đua lãi suất.

Để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, ngân hàng TMCP Quân Đội cần nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp bên cạnh các

hoạt động tín dụng truyền thống: dịch vụ tư vấn và quản lý đầu tư, NH điện tử, quản lý tài sản… để phát triển các mảng dịch vụ mới này, ngoài đầu tư công nghệ hiện đại, NH còn phải đầu tư vào con người. Đội ngũ nhân viên trình độ cao, có khả năng sử dụng, tư vấn thành thạo chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng.

Thứ hai: Có chính sách khách hàng hướng vào nguồn vốn thay vì chính sách mở rộng tín dụng để đảm bảo nguồn vốn phát triển bền vững, lãi suất hợp lý

Khi nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu về vốn lớn và chưa có dấu hiệu bất ổn rõ rệt thì đa số các NHTM VN đều mở rộng tín dụng mạnh mẽ mà ít quan tâm đến nguồn vốn. Một phần do việc vay vốn dễ dàng và lãi suất thấp trên thị trường liên hàng, hoạt động tín dụng chiếm vai trò chủ đạo trong tổng hoạt động ngân hàng… Nhưng hiện nay, khi tình hình vốn khó khăn, khả năng thanh khoản của thị trường địa ốc và chứng khoán kém, chạy đua lãi suất giữa các NH làm các NH thấy rõ tầm quan trọng của chính sách khách hàng hướng vào nguồn vốn.

Bài học kinh nghiệm của các NH nước ngoài là để có thanh khoản tốt và nguồn vốn bền vững thì chính sách phải hướng vào nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các khách hàng có dòng lưu chuyển tiền lớn thay vì dựa vào nguồn vốn trên thị trường liên NH. Đây cũng chính là khác biệt trong chính sách giữa ngân hàng nước ngoài và NHTM trong nước nói chung. Ngân hàng TMCP Quân Đội khi trước 2008 cũng tập trung ưu đãi đối với khách hàng có dư nợ cao và vay trả thường xuyên. Ngược lại, với chính sách ưu tiên phát triển nguồn vốn, ngân hàng nước ngoài huy động nguồn vốn chi phí thấp và bền vững từ khách hàng của họ. Kết quả là thời gian qua, khi tình hình lãi suất tăng cao, nguồn vốn khan hiếm, các NHTM trong nước thì vẫn có nguồn vốn giải ngân cho khách hàng và cho vay lại trên

thị trường liên hàng. Chính sách này có thể không mang lại lợi nhuận cao nhưng đảm bảo phát triển ổn định và thoả mãn được nhu cầu vay vốn của khách hàng, duy trì được mức lãi suất hợp lý, xây dựng được một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn và dư nợ theo tiêu chuẩn quốc tế.

b. Định hướng tín dụng

Thứ nhất: Có chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế

Xây dựng chính sách khách hàng để có sự phân hoá rõ rệt giữa các nhóm khách hàng theo các tiêu chí: lịch sử quan hệ, khách hàng chiến lược, mức độ an toàn vốn vay… để có các ưu đã riêng phù hợp về lãi suất, phí, chính sách chăm sóc. Tránh tình trạng cào bằng, áp dụng một chính sách tín dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp với quy mô hoạt động, mức độ hiệu quả, mục đích sử dụng vốn khác nhau.

Mặt khác, áp dụng chính sách lãi vay linh hoạt vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn, khách hàng. Hoạt động quản lý tín dụng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, cơ cấu tín dụng phù hợp chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của CBTD.

Thứ hai: Xây dựng danh mục tín dụng phù hợp từng thời kỳ

Một danh mục tín dụng không hợp lý, thiếu đa dạng, khi xảy ra bất trắc gây những tổn thất nghiêm trọng cho NH. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố:

Đa dạng hoá được ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và loại hình cho vay

Phù hợp với quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân ngân hàng.

MB hiện nay chưa xây dựng được danh mục tín dụng hoàn chỉnh. Căn cứ tình hình phát triển của TP Buôn Ma Thuột và điều kiện hiện có của ngân hàng TMCP Quân Đội, danh mục đề nghị:

Xác định đối tượng DNNVV là khách hàng chủ đạo: + DN phải có tài sản thế chấp đảm bảo món vay

+ DN có tình hình tài chính lành mạnh, ưu tiên DN có đầu tư công nghệ quản lý, chủ DN có trình độ học vấn, chuyên môn cao.

+ Chú trọng DN có kinh doanh hàng xuất nhập khẩu và các DN có chu trình đầu tư khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu để phục vụ trở lại sản xuất.

+ Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng DNNVV trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm.

Tập trung loại hình tín dụng ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động.

Công bố danh mục ngành nghề, l nh vực cho vay theo hướng phân bổ rủi ro tín dụng, phù hợp mục tiêu phát triển của tỉnh ĐắkLắk.

Thận trọng với cho vay đầu tư kinh doanh BĐS. Hiện nay, nhà dành cho đối tượng có thu nhập trung bình trở xuống (giá từ 500 triệu đến 1 tỷ), khách sạn, văn phòng cao cấp vẫn là thị trường giàu tiềm năng.

Tạm ngưng cho vay kinh doanh chứng khoán, thế chấp bằng chứng khoán.

Chú trọng đầu tư các ngành trọng điểm của tỉnh ĐắkLắk và phù hợp loại hình DNNVV: Thương mại; Dịch vụ: dịch vụ vận tải, kho bãi, viễn thông, tư vấn, khoa học, công nghệ, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo; công nghiệp: điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất, dệt may, da giày, đặc biệt là ngành sản xuất hàng xuất khẩu; Nông nghiệp: sản xuất giống cây, con chất lượng cao, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao.

Thứ ba: Xây dựng mô hình chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ DNNVV

thống từ ban DNNVV tại trụ sở chính đến các phòng khách hàng DNNVV tại các chi nhánh. Theo đó, ban DNNVV thực hiện chức năng đầu mối nghiên cứu chính sách, tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, kế hoạch mục tiêu về vốn, sản phẩm cho DNNVV, các phòng DNNVV tại các chi nhánh là trạm tiếp thị, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến cho khách hàng DNNVV.

-Tập trung đào tạo chuyên sâu kiến thức về DNNVV từ kiến thức đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển, pháp luật, đến các kỹ năng tiếp cận, tác nghiệp cho vay, cung cấp sản phẩm dịch vụ, XLRR, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ phục vụ DNNVV.

-Tại tỉnh ĐắkLắk, nên xem xét thí điểm việc xây dựng chi nhánh chuyên phục vụ khách hàng DNNVV. Vừa khai thác thế mạnh về tính chuyên nghiệp, vừa làm cơ sở để đánh giá lợi ích toàn diện từ việc phục vụ khách hàng DNNVV.

-Xây dựng chiến lược phát triển nhất quán đối với DNNVV

-Xác định thị trường chủ đạo là ngôn nghiệp nông thôn, đáp ứng đủ cho khách hàng là DNNVV, kinh tế trang trại, làng nghề thủ công đủ điều kiện vay vốn.

-Xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu đầu tư cho DNNVV trên các phương diện: nguồn vốn huy động, tỷ lệ đầu tư cho DNNVV trên tổng dư nợ toàn hệ thống và trên từng địa bàn, khu vực.

-Tổ chức quản trị rủi ro thông qua hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, xây dựng các hạn mức quản lý, các biện pháp phân tán rủi ro, bảo đảm tài sản, tuân thủ và nhất quán trong thực hiện, các chế tài về tài chính, hành chính.

-Xây dựng gói sản phẩm phù hợp: đặc thù hoạt động của DNNVV là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh, và sự chênh lệch lớn về trình độ quản lý. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều, càng tốt đối với nhóm khách hàng này là phải xây dựng được một gói sản phẩm phù

hợp, đa dạng: cho vay, thấu chi, bao thanh toán, cho thuê tài chính, góp vốn, đầu tư, bảo lãnh, các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, tư vấn, bảo hiểm cũng sẽ được chia nhỏ với những chính sách phí dịch vụ phù hợp.

-Xây dựng hệ thống chấm điểm và XHTD phù hợp với từng phân khúc thị trường gắn với ứng dụng tin học, đảm bảo tính công khai, minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển: hệ thống chấm điểm DNNVV cần linh hoạt, đơn giản, chú trọng tới các yếu tố về bản thân chủ doanh nghiệp hơn là các chỉ số tài chính.

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng DN NVV tại NH TMCP TMCP Quân Đội- CN Đắklắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)