7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước tỉnh Đắklắk
Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng, có ý tham luận với Ngân hàng nhà nước Trung Ương cũng như Trung tâm thông tin tín dụng
quốc gia Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa khâu cập nhật thông tin khách hàng từ các TCTD và đưa ra kết quả chính xác nhất.
Tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng. Nếu công tác QTRR tại một TCTD không tốt thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chính TCTD đó và có thể dẫn đến rủi ro cho hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
Hướng dẫn thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay & xử lý TSĐB - Hiện nay, các TCTD đã được quyền chủ động lựa chọn, quyết định việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các tổ chức và cá nhân phù hợp với quy định của NHNN, nhưng “tổ chức tín dụng xem xét, quyết định” và “tự chịu trách nhiệm”. Về nguyên tắc, người vay phải có trách nhiệm trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng, nếu người vay lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự theo luật định. Nếu nợ vay có tài sản đảm bảo nợ liên quan đến vụ án hình sự thì ngân hàng không có quyền xử lý tài sản đảm bảo hợp pháp để thu nợ mà cơ quan pháp luật tiến hành kê biên tài sản, cho là tang vật trong vụ án, phải xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.
- Để NHTM dễ dàng cho các khách hàng vay vốn và cho vay với tỷ lệ cao hơn thì NHNN cần có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải bảo hiểm tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay. Ngoài ra, khoản vay có tài sản đảm bảo này cũng cần phải được bảo hiểm rủi ro để giảm tổn thất cho NHTM trong trường hợp tài sản bị kê biên, NHTM có hồ sơ hợp pháp nhưng không thể tiến hành xử lý nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ những tiêu chuẩn về quản trị rủi ro theo quy định của hiệp ước Basel II, kinh nghiệm của những NHTM Việt Nam đã chuyển đổi mô hình trước, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng DNNVV tại ngân hàng Quân Đội khu vực Đắklắk, tình hình phát triển của tỉnh ĐắkLắk và kinh nghiệm làm việc cá nhân. Chương 3 đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng của MB khu vực Đắklắk và để ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực của quốc tế để đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân Đội.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhưng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa bao giờ là đủ. Với tác động sâu rộng và mạnh mẽ của rủi ro tín dụng, tùy từng giai đoạn mức độ phát triển, mà ngân hàng phải luôn củng cố hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho ngân hàng.
Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày sơ lược về các dạng rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động, tập trung phân tích kỹ về rủi ro tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, với phần phân tích thực trạng hoạt động và phát triển của DNNVV, đối tượng khách hàng chủ đạo của ngân hàng. Trên cơ sở đó tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng tại MB Đắklắk.
Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp cho MB Đắklắk ngày càng hoàn thiện khả năng quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng DNNVV, đồng thời kiến nghị các ban ngành hữu quan có các hướng giải pháp để tạo điều kiện cho ngân hàng tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng.
Điểm căn bản chính là MB cần xây dựng rõ chính sách hoạt động, chính sách tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phổ biến đến từng CBTD để từ đó có định hướng cho vay hợp lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào tạo nhân sự, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin… Từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, để nâng cao chuẩn an toàn cho bản thân ngân hàng, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là yêu cầu sống còn của MB nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Tuấn An (2012), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, Luận văn
thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
[2] Nguyễn Hồng Châu (2010), Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh.
[3] GS.TS. Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[4] PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.
[5] Trương Hữu Huy (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông- Chi nhánh Trung Việt, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[6] Dương Văn Hùng (2014), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu- CN Đắklắk, Luận văn thạc sỹ,
Đại học Đà Nẵng.
[7] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê [8] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê,
Hà Nội.
[9] TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.
[10] Ngân hàng TMCP Quân Đội (2012, 2013, 2014), báo cáo thường niên, báo cáo nội bộ.
[11] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN,
Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
[12] Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, sửa đổi bổ sung Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
[13] Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc Hội ban hành ngày ngày 29 tháng 11 năm 2005
[14] Quốc Hội (2010), Luật Các Tổ Chức Tín Dụng số 47/2010/QH12 của Quốc Hội ngày 16/06/2010.
[15] Hoàng Đức Tùng (2013), Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương- Chi nhánh Đaklak, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngân hàng.
[16] PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Phan Thị Bích Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê, Tp.HCM.
Website
[17] www.militarybank.com.vn [18] www.sbv.gov.vn