7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Đánh giá thực trạng công tác đo lường rủi ro
Công tác đo lường rủi ro chưa đầy đủ, hiệu quả:
-Chưa đủ số liệu thống kê để đánh giá được mức tổn thất dự kiến đối với từng khoản vay, từng khách hàng cũng như chưa đánh giá được rủi ro danh mục. Phân tích rủi ro tín dụng khách hàng.
-MB sử dụng phương pháp xếp loại nội bộ đối với DNNVV, chỉ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trên những tiêu chí đơn giản sử dụng phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ hay còn gọi là xếp loại nội bộ.
-Sau khi triển khai hệ thống T24R10, đối với đối tượng DNNVV thì việc đánh giá mức độ rủi ro sử dụng “phương pháp xếp loại tín dụng”. Kết quả cho ra 10 mức độ chất lượng khoản vay. Tuy nhiên, các chỉ tiêu việc đánh giá tín dụng này không phân biệt quy mô DN lớn hay nhỏ, dẫn tới việc các tiêu chí lại quá rườm rà, không cần thiết đối với đối tượng khách hàng này. Thông tin đầu vào chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả, CIC chỉ cung cấp số liệu dư nợ vay, chưa có thông tin phi tài chính như khả năng quản lý, lãnh đạo DN.
-Không có mô hình riêng để phân tích rủi ro khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn, tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Dẫn đến việc có thể cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng, và nguy cơ dẫn đến nợ xấu cao hoặc phải thu hồi nợ bằng thanh lý tài sản.
-Đánh giá rủi ro tín dụng đối với khoản vay: Chưa đánh giá được xác suất rủi ro hay tổn thất dự kiến do chưa có công cụ chuyên biệt, chỉ tiêu, số liệu thống kê đầy đủ hay sử dụng mô riêng để đánh giá rủi ro khoản vay. Đa số, việc đánh giá phương án vay vốn của DN dựa trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh được khách hàng cung cấp. Tình
hình thực tế là các CBTD không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, vì sự mặc nhiên thừa nhận việc báo cáo kế toán không đầy đủ, rõ ràng, chưa được kiểm toán của DN, đặc biệt là DNNVV.
-Đánh giá rủi ro cấp độ danh mục đầu tư: Chưa đánh giá được rủi ro danh mục đầu tư, do MB chưa sử dụng một mô hình xác định rủi ro chuyên biệt nào, cũng như chưa có số liệu thống kê đầy đủ về độ tin cậy, đường phân phối lời lỗ của danh mục đầu tư... Đây là thiếu sót quan trọng, vì việc xác định rủi ro cấp độ danh mục đầu tư sẽ là tiêu chí mạnh mẽ để Ban giám đốc MB Đắklắk có sự phân bổ chỉ tiêu hợp lý, tránh cho vay những l nh vực, ngành nghề có độ rủi ro cao, khả năng gây tổn thất lớn.
-Việc đánh giá chất lượng của các tài sản đảm bảo khoản vay để có được cái nhìn hoàn chỉnh về khoản vay và các quyết định cho vay. Hiện nay, MB có các văn bản hướng dẫn về tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản cụ thể. Chẳng hạn như đối với bất động sản tại thành phố tỷ lệ cho vay là 70% giá trị tài sản, xe ô tô du lịch mới xuất xứ tại các quốc gia như Mỹ, Ý, Nhật Bản,… tỷ lệ tài trợ 70%, xe ô tô tải 50%,…. Tuy nhiên, để xác định chất lượng tài sản bảo đảm thì MB chưa có quy trình hướng dẫn, đánh giá cụ thể. Chẳng hạn như việc đánh giá nhận thế chấp một lô hàng cà phê, nông sản, hay định xác định tính khả mại của một tài sản là bất động sản hầu hết đều do tính chủ quan và kinh nghiệm của CBTD, sự hiểu biết ngành nghề l nh vực của từng CBTD. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho MB Đắklắk trong cho vay.