Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 72 - 74)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.5. Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro, đây là phương pháp mà chi nhánh đang áp dụng. Việc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp cho những tổn thất trong hoạt động tín dụng, làm lành mạnh hóa tài chính cho ngân hàng chứ không phải xóa bỏ hoàn toàn nợ vay cho khách hàng, sau khi khoản nợ được xử lý rủi ro sẽ được trích lập ngoại bảng để theo dõi, chi nhánh tiếp tục các biện pháp thu hồi nợ triệt để, cũng có thể nhờ sự can thiệp của Công ty thành viên MB AMC can thiệp nhằm thu hồi nợ.

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 :

Bảng 2.9 : Tình hình trích lập dự phỏng rủi ro GĐ 2012-2014

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ (TDN) 611,000 443,000 780,000

Trích lập DPRR 10,000 16,000 14,000

Tỷ lệ DPRR/ TDN 1.64 3.61 1.79

(Nguồn : Báo cáo thường niên MB Đắklắk)

Theo như bảng 2.8, tỷ lệ trích lập dự phòng của chi nhánh tăng do nợ xấu tăng. So với mức tỷ lệ trích lập dự phòng mà NHNN quy định thì tỷ lệ trích lập dự phòng của chi nhánh khá cao. Năm 2013 tỷ lệ trích lập dự phòng tăng đột biến từ 1,64% năm 2012 lên 3,61% năm 2013. Năm 2014 tuy có giảm so với năm 2013 nhưng mức 1.79% vẫn còn khá cao.

Ngoài viêc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu , tùy theo mức độ và tính chất khác nhau, Hội đồng xử lý rủi ro của MB sẽ ra

quyết định tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết và hữu hiệu để thu nợ khách hàng như khai thác những món nợ xấu bằng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tái cấu trúc khoản vay, khoanh nợ, hay xử lý nợ xấu thông qua hoạt động thanh lý tài sản hay bán nợ cho công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản – AMC của ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy nhiên, thời gian qua các biện pháp này cũng bộc lộ những mặt hạn chế sau:

Thanh lý tài sản để thu hồi vốn: Chủ yếu MB Đắklắk nhận tài sản thế chấp là BĐS (bất động sản), thực tế việc xử lý tài sản loại này gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý chậm, làm phát sinh nhiều chi phí. NH có thể thoả thuận để khách hàng tự bán tài sản.Tuy nhiên, khó khăn là người vay và người thế chấp không phải là một, đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo quy định nếu khách hàng không trả được nợ, NH có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, nhưng thực tế NH là tổ chức kinh tế chứ không phải cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để toà án xử lý qua con đường tố tụng...

Khởi kiện để thu hồi nợ: Gặp nhiều trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán qua được trung tâm đấu giá có thể kéo dài đến hơn 2 năm, đồng thời mất chi phí tòa án, nhân sự để quản lý việc kiện tụng... gây nhiều tốn kém cho NH. Đặc biệt, với món vay của DNNVV theo thống kể trung bình 600 triệu đồng, thì việc kiện tụng, kéo dài thời gian như vậy tốn kém cho NH rất nhiều. Do đó, công tác khởi kiện để thu hồi nợ là bước cuối cùng nếu mọi biện pháp thu hồi nợ khác không thành công.

Tài trợ rủi ro: Các biện pháp mua bảo hiểm rủi ro tín dụng, bán nợ, sử dụng các nghiệp vụ hoán đổi rủi ro, chứng khoán hoá các khoản vay đều chưa được áp dụng. Hiện nay, một số ngân hàng đã thí điểm thực hiện việc hoán

đổi rủi ro như Citibank Hà Nội, đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của HSBC TPHCM.

- Bán nợ: Giá bán thấp hơn giá trị khoản vay, tâm lý lãnh đạo không muốn công khai số liệu nợ, đặc biệt là nợ quá hạn và thường muốn nội bộ tự xử lý. Thực tế, trong năm 2014 chi nhánh đã thực hiện bán nợ của Công ty gỗ Trường Thành cho DATC ( Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam)

- Chứng khoán hoá các khoản vay: Điều này chi nhánh nói riêng và MB nói chung chưa thực hiện được

- Tham gia bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng: Đối với các TSĐB là ô tô, trước khi cho vay chi nhánh yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm ba bên cho đến hết thời gian của khoản vay, trên hợp đồng bảo hiểm ghi rõ người thụ hưởng là ngân hàng để hạn chế những rủi ro bất ngờ xảy ra. Hiện tại chi nhánh thường kết hợp với bảo hiểm Quân Đội MIC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)