7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Trong công tác nhận diện rủi ro
Phương pháp liệt kê
Dựa vào môi trường kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Đắklắk và điều kiện thực tế tại MB Đắklắk, chi nhánh có thể xây dựng các bảng liệt kê các yếu tố nghi vấn về điều kiện rủi ro để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Đối với nguồn rủi ro môi trường kinh doanh thì Chi nhánh có thể xây dựng bảng liệt kê như sau:
Bảng 3.1: Nguồn rủi ro do môi trường kinh doanh
Yếu tố nghi vấn gây ra rủi ro Nguy cơ rủi ro
- Môi trường tự nhiên: thiên tai, dịch
bệnh.
- Môi trường kinh tế: định hướng đầu tư của Nhà nước thay đổi, nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát, suy thoái.
- Môi trường chính trị-xã hội: chiến
tranh, khủng bố, xã hội bất ổn… + Môi trường kinh doanh: đối thủ
cạnh tranh, môi trường kinh doanh biến động.
- DN bị tổn thất về tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ làm cho khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng.
- Sự ưu tiên của Nhà nước đối với DN mất đi, khả năng cạnh tranh giảm, hoạt động kinh doanh khó khăn là nguyên nhân gây ra việc chậm trả nợ. - DN thiệt hại về tài sản, sản xuất khó khăn.
- DN không tiêu thụ được sản phẩm, nguồn trả nợ vay của khách hàng bị mất đi nên không thể hoàn trả nợ Ngân hàng đúng hạn, đầy đủ.
Đối với nguồn rủi ro khách hàng, Chi nhánh có thể xây dựng bảng liệt kê như sau:
Bảng 3.2: Nguồn rủi ro về khách hàng
Yếu tố nghi vấn gây ra rủi ro Nguy cơ rủi ro
1. Năng lực tài chính:
- Khả năng tiếp nhận nợ vay
- Khả năng thanh toán
- Khả năng sử dụng tài sản
- Khả năng sinh lời
- Nếu hệ số nợ cao, khách hàng dễ mất khả năng tự chủ, việc tiếp nhận thêm khoản vay sẽ có nguy cơ rủi ro cao. - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thấp, DN dễ gặp khó khăn trong thanh toán nợ cho Ngân hàng.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản thấp cho thấy DN làm ăn kém hiệu quả, khả năng nguồn vốn vay không được sử dụng tốt.
- Số vòng quay hàng tồn kho thấp, hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn Ngân hàng, mất khả năng thanh toán. - Doanh thu, lợi nhuận thấp hoặc giảm, dẫn đến nguồn trả nợ giảm.
2. Tư cách của KH:
- Năng lực quản lý kinh doanh, uy tín
KH và phẩm chất đạo đức
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của nhà lãnh đạo kém, khả năng thích ứng với những biến cố xảy ra đối với doanh nghiệp kém thì hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
- DN cố tình lừa đảo, thiếu sự tín nhiệm, vô trách nhiệm, lừa đảo thì Ngân hàng khó thu hồi nợ.
Đối với nguồn rủi ro Ngân hàng thì Chi nhánh có thể xây dựng bảng liệt kê như sau:
Bảng 3.3: Nguồn rủi ro Ngân hàng
Yếu tố nghi vấn gây ra rủi ro Nguy cơ rủi ro Năng lực cán bộ:
- Trình độ chuyên môn
- Kỹ năng giao tiếp
- Đạo đức cán bộ
- Khả năng xử lý thông tin, phân tích dự án kém dễ dẫn đến đánh giá sai về KH, từ đó đưa ra các đề xuất tín dụng không đúng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
- Nếu cán bộ không có mối quan hệ rộng rãi và tốt thì sẽ khó thu thập thông tin đầy đủ, chính xác dẫn đến rủi ro thông tin không đầy đủ.
- Hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của KH, hiểu biết về pháp luật kém, gây rủi ro cao.
- Phẩm chất đạo đức cán bộ kém, có tư tưởng trục lợi cá nhân, cấu kết, thông đồng trong cho vay sẽ gây ra rủi ro rất lớn
Trên cơ sở liệt kê từng nguồn rủi ro giúp cho CBTD đặt ra những câu hỏi, tình huống nghi vấn cụ thể đối với từng khách hàng, đưa ra những giải đáp, kết luận có nên chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng hay là không.
Phương pháp chuyên gia
Tiếp xúc với nội bộ khách hàng: CBTD cần thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, thăm hỏi khách hàng nhằm sớm phát hiện những dấu hiệu bất
thường có thể dẫn đến rủi ro. Ngoài ra, có thể trao đổi với khách hàng về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng nhau tháo gỡ và giải quyết. Qua đó, ngân hàng cũng phát triển thêm được những khách hàng mới.
Tiếp xúc với chính quyền địa phương: Do địa bàn hoạt động của chi nhánh nằm rải rác từ các thôn, xã đến huyện, thành phố…nên cần phải có sự tương tác với chính quyền địa phương để nắm rõ hơn về khách hàng vay vốn, tập quán canh tác, về môi trường kinh tế, chính trị và các chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tiếp xúc với các chuyên gia: CBTD có thể tiếp cận các chuyên gia hoạt động trong các l nh vực, các ngành nghề khác nhau như sản xuất, kinh doanh cà phê, tiêu, cao su, nuôi ong, chế biến gỗ… để nắm rõ quy trình sản xuất, nguồn vốn và diễn biến thị trường để có những biện pháp nhận diện rủi ro kịp thời.
Ban giám đốc và các nhân viên trong chi nhánh thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, thông tin để có thể phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề
Thành lập tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế v mô với lực lượng nòng cốt là CBTD của chi nhánh. Bộ phận này sẽ tìm kiếm, thu thập thông tin từ các kênh như cơ quan thống kê, hiệp hội các ngành nghề, các tổ chức chuyên phân tích kinh tế…Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, triển vọng của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. Xây dựng báo cáo phân tích ngành kinh tế với những ngành có tỷ trọng dư nợ cho vay cao, những ngành có rủi ro cao. Từ đó đưa ra các đặc thù của ngành có xác suất gây ra rủi ro cao.
Định kỳ hàng tháng, mỗi cán bộ khách hàng phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay, tình trạng tài sản đảm bảo, tình hình phát vay, thu nợ
trong kỳ của từng khách hàng do mình phụ trách cho trưởng phòng. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cho khoản vay, các cấp thẩm quyền phải trao đổi với cán bộ phụ trách và trực tiếp gặp khách hàng để xác minh thêm.
Trách nhiệm của người phụ trách bộ phận tín dụng là phải luôn giám sát thường xuyên danh mục cho vay, hiểu rõ các khách hàng vay chủ yếu và kiểm tra được công việc thực hiện của các nhân viên thuộc cấp. Phân tích đầy đủ và kịp thời về hoạt động cho vay và đánh giá tổng thể danh mục cho vay của toàn ngân hàng. Để làm được điều này, đòi hỏi chất lượng của hệ thống báo cáo tín dụng, mức độ cập nhật thông tin và yêu cầu nghiêm ngặt về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cấp có liên quan tại Chi nhánh và Phòng giao dịch. Định kỳ hàng quý, đánh giá lại chất lượng hoạt động cho vay; Từ đó, Ban giám đốc sẽ điều chỉnh chính sách tín dụng và thay đổi cách thức giám sát nếu thấy cần thiết.