7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Hiện tại, chi nhánh chưa có phương pháp để nhận diện rủi ro hữu hiệu, các phương pháp nhận diện thường gặp đang được áp dụng tại chi nhánh : phương pháp phân tích thông tin tài chính, phi tài chính; phương pháp thẩm định thực tế ; phương pháp phân tích lưu đồ ; phương pháp phân tích số liệu hồ sơ tổn thất trong quá khứ,… Việc áp dụng những phương pháp nhận diện trên đã phần nào giúp chi nhánh nhận diện được các rủi ro theo danh mục như sau :
Bảng 2.8 : Thực trạng công tác nhận diện rủi ro
PP nhận diện được áp dụng Loại rủi ro được nhận diện
Phân tích thông tin tài chính, phi tài chính
KH cung cấp thông tin, hồ sơ đề nghị vay vốn thiếu trung thực, mức độ tin cậy không cao, dẫn đến cán bộ tín dụng thẩm định thiếu chính xác. Những tổn thất tín dụng xảy ra chủ yếu xuất phát từ những khách hàng thân thiết của MB, nhưng do nhiều tác động dẫn đến tình trạng tài chính của những đơn vị này gặp khó khăn, dẫn đến phá sản, vì thế mất thanh khoản các khoản vay tại MB, gây ra tổn thất. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp cố tình giả mạo hồ sơ, chứng từ nhằm mục đích riêng, tuy nhiên những trường hợp này đều được MB phát hiện vì thể giảm được tổn thất rủi ro gây ra.
PP thẩm định thực tế
KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khiến cho phương án kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến hệ quả không có tiền trả nợ cho ngân hàng, hoặc trả nợ không đúng hạn.
PP phân tích số liệu hồ sơ tổn thất trong quá khứ
Môi trường kinh doanh trong năm 2012 và 2013 thiếu ổn định, tình hình kinh tế chung của cả nước ảm đạm,
thậm chí tuột dốc, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản hàng loạt, địa bàn Đắklắk cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Các doanh nghiệp nói chung, DN NVV nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có các khách hàng vay vốn của MB ( Đại Việt, Trường Thành, Anh Minh,...)
PP phân tích lưu đồ
Hệ thống quản lý thông tin khách hàng chưa được hoàn thiện, thông tin khách hàng chưa được cập nhật một cách thường xuyên, không đáp ứng được nhu cầu.
Công tác kiểm tra theo dõi, giám sát khoản vay sau khi cấp tín dụng chưa thường xuyên, còn sơ sài, mang tính hình thức.
Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ liên quan trong việc nhận diện rủi ro tín dụng còn hạn chế, chưa nhận diện đầy đủ, chính xác, kịp thời các dấu hiệu rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra trong hoạt động tín dụng.
Việc quản lý tài sản đảm bảo quá lỏng lẻo, đặc biệt hàng tồn kho, các khoản phải thu. Công tác thu hồi nợ chậm, chưa dứt khoác.
Nhận xét: Việc nhận diện rủi ro của hệ thống MB Đắklắk chưa được thực hiện tập trung từ một đầu mối mà do mỗi CBTD tự thống kê, đánh giá. Mỗi CBTD có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế khách hàng do mình quản lý, và không theo chương trình cụ thể. Bên cạnh đó công tác dự báo rủi ro chưa kịp thời, dẫn đến việc các công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng khi đã phát sinh nợ xấu hoặc tỷ trọng cho vay khá lớn, gây lúng túng trong công tác điều hành tại chi nhánh.