6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy)
Theo chủ trương chung của Chính phủ về việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, ngày 30/9/2005 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký quyết định số 2610/QĐ/BNN-ĐMDN chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đường Quảng Ngãi thành Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi và bắt đầu hoạt động theo tên giao dịch mới từ ngày 01/01/2006.
Tổng Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi gồm nhiều đơn vị thành viên như: Công ty đường Quảng Phú; Công ty đường Phổ Phong; Công ty Sữa đậu nành Việt Nam, Công ty bia Dung Quất; Công ty nước khoáng Thạch Bích; Công ty bánh kẹo,…
Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy là công ty trực thuộc Tổng Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường Việt Nam.
- Tên doanh nghiệp: Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy - Tên giao dịch: Vietnam Soya Milk Products Company
- Trụ sở chính: Số 2 Nguyễn Chí Thanh, TP. Quảng Ngãi
+ Điện thoại: (0553) 719 719, Fax: (0553) 810 391
-Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy – Bắc Ninh
+ Địa chỉ: Nga ba đường TS5 và TS23, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh + Điện thoại: (0241) 3714 714, Fax: (0241) 3714 715
- Email: daunanhvn@Vinasoy.com.vn; - Website: http://www.vinasoycorp.vn; - Logo: - Dòng sản phẩm chính: Fami, Vinasoy. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển a. “Vạn sự khởi đầu nan” (1997 - 1999)
Năm 1997, Nhà máy sữa Trường Xuân được thành lập với số vốn đầu tư ban đầu 60 tỷ đồng; nhà máy được trang bị một dây chuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra Pak- Thụy Điển với công suất 10 triệu lít/năm và 100 công nhân. Mặt hàng chủ lực của nhà máy lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm.
Là một nhà máy “non trẻ” trong thị trường sữa lúc bấy giờ, nhà máy phải đối mặt với đầy rẫy những thách thức. Như một quy luật tất yếu, nhà máy không được thị trường chấp nhận, dẫn đến hoạt động cầm chừng và đứng trước nguy cơ “chết yểu”. Tổng sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu lít/ năm với mức lỗ lên đến 30 tỷ (50% tổng vốn đầu tư ban đầu).
b. “Vượt khó và thoát hiểm” (2000 - 2002)
Khó khăn chồng chất nhưng công ty vẫn không chùn bước. Nhà máy không ngừng dò dẫm tìm đường để mở lối cho việc sản xuất của mình. Cuối cùng, mọi nỗ lực của công ty cũng được đền đáp. Sự kiện đánh dấu bước “thoát hiểm” là vào ngày giáng sinh năm 2001, sản phẩm sữa đậu nành Fami được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho “Chương trình sữa học đường tại Việt Nam”. Sự kiện này chính là “chiếc phao cứu sinh” để nhà máy tiếp tục hoạt động và mở ra con đường phía trước. Suốt 6 năm thực hiện chương trình, đã có gần 60 triệu hộp sữa đậu nành theo chân của công ty đến tận tay gần 500 ngàn lượt học sinh tiểu học ở 6 tỉnh thành.
c. “Chuyển mình tạo thế tiên phong” (2002 - 2005)
Với những khó khăn mà thị trường đặt ra, nhà máy đã học hỏi từ chiến lược tập trung trong kinh doanh theo quan điểm của nhà chiến lược hàng đầu thế giới Michael Porter và đã tìm ra đáp án. Năm 2003, nhà máy sữa Trường Xuân trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên chuyên về sữa đậu nành và mặt hàng tiên phong xâm nhập thị trường là sữa đậu nành Fami.
Quan điểm “sức mạnh thương hiệu” của ông Richard Moore đã ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu trên con đường trở thành “người dẫn đầu”. Vào ngày 16/5/2005, thương hiệu Vinasoy với tính cách “thiên nhiên, sáng tạo, tận tâm” ra đời và nhà máy sữa Trường Xuân chính thức đổi thành Công ty Sữa Đậu Nành Việt Nam - Vinasoy. Đây là bước đầu tiên trên con đường trở thành “người dẫn đầu” trong ngành sữa đậu nành Việt Nam.
d. “Dám thay đổi để vươn xa” (2005 - 2009)
Không dừng lại ở đó, công ty đã không ngừng tiếp thu, tìm tòi và học hỏi từ trong nước đến ngoài nước về kỹ thuật sản xuất, hệ thống quản lý, xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng chiến dịch marketing khác biệt và hiệu quả. Chính sự nỗ lực dám thay đổi đã giúp Vinasoy dần dần trở thành một tập thể chặt chẽ về quản lý, mạnh về chuyên môn và nhạy về thị trường.
e. “Bước khởi đầu cho sự phát triển bền vững” (2010- 2014)
Hai năm trở lại đây là thời gian chứng kiến bước đột phá về mọi mặt của Vinasoy. Vinasoy nay đã xây dựng hoàn thiện hệ thống danh mục thương hiệu và định vị thương hiệu. Thành quả lớn nhất Vinasoy đạt được là thương hiệu sữa đậu nành Fami đã chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và hiện nay đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành hộp giấy với gần 78% thị phần sản lượng. Năm 2012, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất ra đời mở đầu cho dòng sản phẩm sáng tạo của ngành hàng đậu nành, thể hiện hướng đi mới “đầu tư chiều sâu” của Vinasoy. Và cũng trong năm đó, nhà máy thứ
2 của Vinasoy tại Bắc Ninh với công suất 180 triệu lít được khởi công, khép lại một trang phát triển 15 năm thăng trầm và rực rỡ của một tập thể đầy nhiệt huyết để mở ra một trang mới đầy thách thức.
Không dừng ở đó, năm 2013, Vinasoy chính thức công bố thành công Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng đậu nành Vinasoy đầu tiên tại Việt Nam (gọi tắt là VSAC) với mục tiêu đầu tư chuyên sâu về hạt đậu nành phục vụ cho việc phát triển kinh doanh bền vững.