Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại công ty sữa đậu nành việt nam (vinasoy) (Trang 62 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Cùng với việc tăng lên về số lượng sản phẩm sản xuất, kết quả kinh doanh của công ty cũng đã có nhiều cải thiện, thể hiện rõ thông qua sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận, thể hiện cụ thể trong bảng 2.6.

Bng 2.6. Ch tiêu doanh thu, chi phí bán hàng và li nhun sau thuế

(Đơn v tính: Triu đồng) STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Doanh thu 1.340.559 1.876.693 2.154.351 Chi phí bán hàng 128.694 219.573 277.911 2 % Tổng doanh thu 9,6 11,7 12,9

Lợi nhuận sau thuế 179.769 354.132 482.144 3

% Tổng doanh thu 13,41 18,87 22,38

(Ngun: Phòng Tài chính kế toán)

đồng, tăng trên 40% so với năm 2011; đến năm 2013 tổng doanh thu của Công ty đạt trên 2.154 tỷ đồng, tăng trên 14,8% so với năm 2012.

- Về chi phí bán hàng: Trong năm 2011 chi phí bán hàng là hơn 128 tỷ đồng, chiếm 9,6% doanh thu; đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 11,7 % và năm 2013 chi phí này tăng lên chiếm tỷ lệ 12,9%. Chi phí này tăng lên là do trong thời gian qua công ty đã thực sự đẩy mạnh việc tiêu thụ sữa, mở rộng thị trường, xây dựng hệ thống phân phối, tăng cường đào tạo lực lượng bán hàng, Marketing; đồng thời công ty vẫn đang đầu tư và duy trì việc xây dựng thương hiệu và nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu khách hàng nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu qua các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 13,41%; 18,87% và 22,38%. Đây là những con số chưa thực sự cao, song điều này cho thấy công ty đang đi đúng hướng. Công ty đang đầu tư cho thương hiệu, cho sản phẩm, cho thị trường, cho con người,..là sự đầu tư cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Công ty hiện nay chỉ có 2 dòng sản phẩm là dòng Vinasoy và dòng Fami. Dòng Fami là dòng sản phẩm truyền thống của công ty từ năm 2003, đây là sản phẩm sữa đậu nành giữ nguyên những giá trị từ hạt đậu nành tự nhiên nhờ công nghệ sản xuất hiện đại. Qua quá trình hình thành và phát triển, hai dòng sản phẩm chủ lực này đã dần có được vị thế trong thị trường ngành sữa. Trong đó, sản phẩm sữa đậu nành Fami chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu. Điều này thể hiện cụ thể trong bảng 2.7 sau:

Bng 2.7. Doanh thu các dòng sn phm ca công ty

(Đơn v tính: triu đồng)

2011 2012 2013

Dòng sản phẩm

Giá trị TT (%)3 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) 1. SĐN Fami 1.030.229 76,85 1.129.447 60,18 1.292.739 60,1 2. SĐN Vinasoy 310.330 23,15 747.246 39,82 861.612 39,9 ∑ ∑ ∑ ∑ Doanh thu 1.340.559 100 1.876.693 100 2.154.351 100

Tuy nhiên, từ năm 2011 – 2013 , tỷ trọng dòng Vinasoy có xu hướng tăng đáng kể, cụ thể chiếm 23,15% trong tổng doanh thu vào năm 2011 tăng lên 39,82% vào năm 2012 và chiếm 39,9% vào năm 2013. Hiện nay, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy đã chiếm 78% thị phần sữa đậu nành hộp giấy trên toàn quốc và có mặt tại 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Sữa đậu nành Mè đen được người tiêu dùng bình chọn đạt giải món ngon Việt Nam do Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam kết hợp với Công ty TNHH món ngon Việt Nam tổ chức vào năm 2010. Đây là một thành công đáng kể của công ty, sản phẩm sữa đậu nành Mè đen là một sự kết hợp hoàn hảo giữa đậu nành và dịch mè đen để cho ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hương vị thơm ngon với chất dinh dưỡng cao hơn. Một sản phẩm mà trên thị trường chưa có nhà sản xuất nào trong nước sản xuất nên sản phẩm ngay lập tức được khách hàng chấp nhận và đang ngày càng chiếm ưu thế.

Hiện nay, Công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến,… để không những tiếp tục phát triển những sản phẩm truyền thống mà còn đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại công ty sữa đậu nành việt nam (vinasoy) (Trang 62 - 64)