Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại công ty sữa đậu nành việt nam (vinasoy) (Trang 52 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

a. Sơ đồ cơ cu t chc

Bộ máy nhân sự của công ty được tổ chức hết sức đơn giản theo mô hình trực tuyến chức năng, đảm bảo thực hiện thông suốt từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đứng đầu công ty là Giám đốc, người có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Mỗi phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ rõ ràng về vai trò và trách nhiệm riêng nhưng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc có liên quan.

Hình 2.1. Sơđồ b máy qun lý ca Vinasoy

(Ngun: Phòng T chc – Hành chính)

Chú thích: ___________: Mối quan hệ trực tuyến

---: Mối quan hệ chức năng GIÁM ĐỐC P. Tổ chức - Hành chính Phòng Kỹ thuật – Sản xuất Phòng R & D P. Kế hoạch kinh doanh P. Tài chính – Kế toán PGĐ KỸ THUẬT

Cụ thể:

- Giám đốc kiêm trưởng ban quản lý và điều hành hệ thống chất lượng, môi trường: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty, có nhiệm vụ quản lý chung và điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Đồng thời là trưởng ban chất lượng và điều hành môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách toàn bộ khâu sản xuất, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật. Trực tiếp điều hành các phòng kỹ thuật sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

- Phòng Kỹ thuật sản xuất: Xây dựng kế hoạch sản xuất; Hướng dẫn và giám sát công nhân trong quá trình sản xuất sản phẩm; Đảm bảo chất lượng sản phẩm; Bảo dưỡng, duy tu máy móc, thiết bị; Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất; Tổng kết, phân tích, đánh giá, cải tiến quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất; Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất.

- Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm: Kiểm tra và quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra; Kiểm tra các tiêu chuẩn môi trường; Phát triển sản phẩm mới.

- Phòng kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; Phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của công ty nhằm đề xuất các biện pháp quản lý giá thành, hiệu quả sử dụng vốn; Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty; Lập báo cáo kế toán tài chính theo quy định.

- Phòng Kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường, nắm bắt thông tin thị trường; Đề xuất các chính sách, xây dựng và thực hiện các kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Đảm bảo công tác hành chính; Quản lý nhân sự, sắp xếp bố trí lao động, đề bạt nâng lương, xây dựng nội quy... Xây dựng và tham gia vào các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay nghề cho người lao động; Theo dõi, đánh giá lao động trong công ty.

Như vậy, mỗi bộ phận chức năng trong công ty tuy thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích chung là đảm bảo sao cho quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí nhất. Do đó, đòi hỏi mỗi bộ phận thực hiện tốt chức năng của mình và tạo mối quan hệ thống nhất, đoàn kết phối hợp cùng nhau nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

b. Chc năng và nhim v ca công ty

Chc năng

Công ty VinaSoy có chức năng sản xuất và tiêu thụ các loại sữa từ đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng trên cả nước.

Nhim v

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty và yêu cầu chung của thị trường.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, quy định của pháp luật Nhà nước. Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký và mục đích thành lập của công ty, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.

- Đầu tư và khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu đậu nành có sẵn ở khu vực miền Trung, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.

- Không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên cả nước.

- Phát triển nguồn nhân lực: xây dựng một tập thể lao động có chuyên môn giỏi, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và gắn bó lâu dài với công ty. Mặt

khác, Công ty chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Bảo tồn và phát triển vốn Công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị quan hệ khách hàng tại công ty sữa đậu nành việt nam (vinasoy) (Trang 52 - 55)