Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Lăk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 42 - 44)

Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của Tây Nguyên. Là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 500 - 800m. Đắk Lắk có địa hình tương đối đa dạng. Đặc biệt có hơn 700.000 ha đất đỏ bazan có khả năng phát triển thành những vùng chuyên canh cây Nông nghiệp lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại cây Nông nghiệp ngắn ngày

có giá trị kinh tế cao Nguồn lao động đồi dào, đa sắc tộc. Nhìn chung đồng bào các dân tộc còn nghèo, có nơi còn thiếu đất canh tác, sản xuất; phương thức canh tác còn lạc hậu, hiểu biết về thị trường hạn chế, tư tưởng bao cấp còn nặng nề. Người đồng bào có truyền thống trồng trọt, thu nhặt lâm sản phụ từ rừng, chăn nuôi gia súc từ lâu đời.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cưc; cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và môi trường từng bước được cải thiện, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Đây chính là những nhân tố thuận lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp của tỉnh Qui mô số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp ngày càng được quan tâm, hỗ trợ đầu tư và tăng đáng kể về số lượng, chất lượng qua các năm. Các thành công đã đạt được trong thời gian qua:

- Số lượng trang trại, HTX có chiều hướng tăng lên. Các HTX đã làm tốt công tác hỗ trợ cho xã viên trong một số khâu như thủy lợi, bảo vệ đồng, bảo vệ thực vật, cũng cố giao thông nội đồng.

- Cơ cấu các ngành trong nông nghiệp đã có hướng chuyển dịch phù hợp, cơ cấu trồng trọt có xu hướng giảm, cơ cấu chăn nuôi và dịch vụ có xu hướng tăng.

- Tỉnh rất quan tâm đến việc phát huy các nguồn lực sẵn có.

- Đã hình thành được những mô hình liên kết, tạo điều kiện cho người lao động nông nghiệp có thêm việc làm, tiêu thụ sản phẩm.

- Thâm canh sản xuất đã góp phần đưa năng suất và sản lượng cây trồng tăng lên trong điều kiện diện tích đất SXNN hạn chế.

- Sản xuất nông nghiệp tăng ổn định, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho lao động, duy trì cuộc sống của nhân dân

Về nguồn vốn trong nông nghiệp:

tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến cần tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: ứng dụng công nghệ sinh học cũng như các công nghệ khác để tạo ra giá trị gia tăng cao theo hướng khai thác các tiềm năng về Nông nghiệp chế biến nông - lâm sản, gắn với nhu cầu thị trường và dựa trên các vùng nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; phát triển các lĩnh vực xã hội hóa để đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng và ban hành quy hoạch ngành, các chính sách phát triển, ưu

đãi trong các lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư để tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư hoạt động lâu dài. Tập trung thu hút vốn đầu tư vào những lĩnh vực Nông nghiệp thuộc thế mạnh của tỉnh, dựa trên lợi thế so sánh với các địa phương khác.

- Tỉnh Đắk Lắk cũng đã kiến nghị Chính phủ tổ chức rà soát, đánh giá,

tổng kết các chính sách, chương trình liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội nói chung, Tây Nguyên nói riêng. Qua đó, xây dựng một chương trình tổng thể phát triển Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2020, trên cơ sở đó nghiên cứu, bổ sung chính sách ưu đãi để Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững. Tỉnh cũng đề nghị Trung ương tiếp tục kéo dài, điều chỉnh, bổ sung các chính sách như sớm ban hành cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng một địa bàn để huy động tổng thể các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, bổ sung thực hiện giai đoạn 2 (2011- 2015) theo Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ tăng cường đầu tư phát triển thuỷ lợi, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)