Mục tiêu, định hướng phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh GiaLai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 87 - 89)

a. Mục tiêu phát triển Nông nghiệp

Mục tiêu chung

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (GRDP) đạt 7,5% trở lên; trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 5,57%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 8,49%, ngành dịch vụ tăng 8,75%. Tỷ trọng nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ là 37,25%, 28,9%, 33,85%.

Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng đất đai và tổ chức lại sản xuất; kết hợp phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sâu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch; chú trọng phát triển các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường để tham gia vào chuỗi giá trị; có cơ chế thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển vào nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích và nhân rộng các mô hình để phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn các cánh đồng lớn, đa dạng về hình thức sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng. Đến năm 2020 duy trì ổn định diện tích cao su, cà phê, hồ tiêu; sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng cây hàng năm; phát triển mạnh chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, khép kín theo chuỗi giá trị, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 23% trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Mục tiêu cụ thể

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với diều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hộ sinh thái,..) của từng vùng và nhu cầu thị trường; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chú trọng phát triồn một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phô, cao su, diều, hồ tiêu, cây ăn quả; bảo dảm an ninh lương thực;

Ốn định diện tích sản xuất nông nghiệp đến năm 2020: Cây cao su khoảng 130 nghìn ha, cà phô khoảng 80 nghìn ha, điều khoảng 27 nghìn ha, hồ ticu và chò trcn 8 nghìn ha, mía khoảng 25 nghìn ha; lúa khoảng 80 nghìn ha, ngô và sắn khoảng 110 nghìn ha;

Về chăn nuôi:

Phát triến chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình chăn nuôi trang trại và hộ gia đình gắn với kiếm soát phòng tránh, an toàn dịch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020 đàn trâu bò khoảng 0,52 triệu con, dàn lợn khoảng 0,55 triệu con, dàn gia cầm khoảng 2,2 triệu con.

Về lâm nghiệp:

Thực hiện lốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng; quy hoạch cơ cấu 3 loại rừng phù hợp với công tác quản lý, bảo vộ, phát tricn rừng; hoàn thiện công tác giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng để người dân được hưởng lợi từ rừng.

b.Định hướng phát triển Nông nghiệp

Định hướng phát triển các ngành, sản phẩm Nông nghiệp chủ lực

Phát triển vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung để đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hoá cao từ khâu làm đất đến thu hoạch nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao dáp ứng lốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu giá trị tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 5,6% thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 6,2%, giai doạn 2016 - 2020 là 5%.

3.1.2. Quan điểm, định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)