Hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 69 - 72)

Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư vào ngành Nông nghiệp. Tỉnh đã tổ chức, tham gia nhiều hội thảo, hội nghị cũng như các diễn dàn để thu hút các nguồn vốn đầu tư, cụ thể như:

- Đăng cai tổ chức “Diễn dàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên” – năm 2009 (Gia Lai), Hội nghị “Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ III” - năm 2014 (Gia Lai) do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và các tỉnh Tây Nguyên tổ chức. Tại đây, tỉnh đã có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh khác; đồng thời quảng bá hình ảnh

địa phương đến các các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư, DN trong và ngoài nước nhằm thu hút vốn đầu tư.

- Tham dự Hội nghị “Liên kết Xúc tiến đầu tư và thúc đẩy giải ngân cam kết đầu tư, an sinh xã hội Tây Nguyên” - năm 2012 tại Đăk Lăk, 2013, 2015 tại Lâm Đồng, tại đây 5 tỉnh Tây Nguyên cùng ký thỏa thuận về tăng cường sự liên kết giữa các tỉnh. Mục tiêu của sự liên kết này là tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng cơ chế giao lưu và phối hợp giữa các trung tâm xúc tiến đầu tư các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, các địa phương sẽ phối hợp đón các nhà đầu tư nước ngoài đến khu vực Tây Nguyên tìm hiểu môi trường đầu tư, cũng như tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư chung tại nước ngoài.

- Thành lập các đoàn công tác liên ngành đi xúc tiến, mời gọi đầu tư tại các tổng công ty, tập đoàn, các nhà đầu tư có thương hiệu, uy tín như Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Tổng công ty hóa chất Việt Nam… đầu tư nhà máy chế biến cao su, cà phê, thức ăn gia súc, nhà máy phân bón, nhà máy sản xuất bánh kẹo, nước ép trái cây.

- Thành lập các đoàn công tác liên ngành khảo sát tình hình thu hút đầu tư tại các KCN, CCN của tỉnh và tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm xúc tiến đầu tư tại các tỉnh, thành phố có nhiều kinh nghiệm trong công tác xúc tiến đầu tư như TP. HCM, Đăk Lak, Bình Định...

- Tỉnh cũng luôn chú trọng công tác quảng bá tiềm năng thế mạnh của mình, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của địa phương khi tham gia hội chợ triển lãm tại các tỉnh Phú Yên, Kon Tum, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Đồng Tháp.

- UBND tỉnh đã bố trí thời gian để tiếp các DN, nhà đầu tư vào thứ 5 hàng tuần và tổ chức gặp mặt DN, nhà đầu tư một năm 2 lần nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc mà nhà đầu tư cũng như các DN mắc phải trong

quá trình triển khai dự án và hoạt động kinh doanh của mình.

- Ngoài ra, để góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư của tỉnh và từng bước chấn chỉnh đưa hoạt động xúc tiến đầu tư đi vào nề nếp, nâng cao hiệu quả và tính khả thi của từng dự án, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, ban ngành liên quan tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành bàn thống nhất tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương đầu tư, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư nhanh gọn hơn, hạn chế được tình trạng chậm trễ như thời gian trước đây.

Nhìn chung, tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh trong những năm qua được triển khai khá tích cực, hiệu quả hơn, môi trường đầu tư của tỉnh cũng đã được cải thiện, hoạt động đầu tư có nhiều chuyển biến, các dự án đầu tư đa dạng về nhiều lĩnh vực, địa bàn và số vốn đăng ký cho từng dự án cũng lớn hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư vào ngành Nông nghiệp của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như:

- Hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa có chính sách cụ thể, rõ ràng cho từng nguồn vốn mà chủ yếu thông qua các hội nghị, hội thảo và các cuộc tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh khác.

- Việc thực hiện “Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, quy trình và thủ tục thực hiện ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai” nhưng đến nay các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã và Thành phố Pleiku vẫn còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

- Thực trạng các quy hoạch trên địa bàn tỉnh trước đây đều không còn phù hợp với thực tế kêu gọi đầu tư, ảnh hưởng đến công tác kêu gọi đầu tư.

- Do điều kiện địa lý và lợi thế so sánh của tỉnh không thuận lợi như các tỉnh đồng bằng nên tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thu hút vốn FDI, ODA...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)