a.Quan điểm
- Thu hút vốn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển Nông nghiệp nhanh và bền vững. Quan điểm này chỉ rõ thu hút vốn đầu tư phát triển Nông nghiệp thì phải căn cứ vào mục tiêu phát triển Nông nghiệp trong từng giai đoạn, phát huy thế mạnh về các mặt hàng nông sản của địa phương.
- Thu hút vốn đầu tư theo một cơ cấu hợp lý nhằm huy động tối ưu các nguồn lực vốn cho phát triển Nông nghiệp. Các nguồn vốn có thể bổ trợ cho nhau tạo nên một tổng lực vốn mạnh mẽ cho phát triển Nông nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển Nông nghiệp. Đa dạng hóa nguồn vốn thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác được đầu tư trên địa bàn nông thôn, tăng nguồn vốn vay từ ngân hàng, vay các tổ chức khác (công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các đơn vị kinh tế và thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu); khuyến khích các DN liên doanh tự bổ sung vốn từ lợi nhuận, đẩy nhanh tiến độ góp vốn của các bên tham gia liên doanh và nhanh chóng đưa vốn vào sử dụng;
- Đảm bảo duy trì các nguồn vốn và không ngừng nâng cao chất lượng các nguồn vốn. Khuyến khích sự phát triển rộng rãi các hình thức tích tụ và tập trung vốn trong cộng đồng dân cư, kích thích sự phát triển sản xuất của kinh tế hộ gia đình, của các DN vừa và nhỏ. Cho phép mọi người dân, mọi thành phần kinh tế có quyền huy động và bỏ vốn vào bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, với bất kỳ hình thức nào, ở bất cứ địa phương nào mà pháp luật không cấm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, ưu tiên thu hút các dự án FDI có số vốn lớn từ các công ty đa quốc gia.
b.Định hướng
Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển Nông nghiệp
Giải pháp huy động và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: Đây là giải pháp có tính then chốt, quyết định đến khả năng thực hiện quy hoạch. Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, dự kiến đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu tư sẽ giảm dần, tăng nguồn vốn đầu tư từ DN và vốn dân cư.
Bảng 3.1. Dự báo huy động nguồn vốn thực hiện
(Nguồn: Sở KH-ĐT tỉnh Gia Lai)
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, Nông nghiệp - tiểu thủ Nông nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao...
Chỉ tiêu
Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Ngàn tỷ
đồng %
Ngàn tỷ
đồng %
Tổng vốn đầu tư 10 100 24 100
Vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước 1,9-2 20 4-4,08 17.00 Vốn của doanh nghiệp
nhà nước 7,9-8,1- 8,1 2-2,16 9.00 Vốn vay nước ngoài 1,45-1,53 15,2 3,2-3,37 14,05 vốn khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước
3,4-3,7 36 9,4-9,59 38,45
Những định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển Nông nghiệp
Ngoài nguồn dầu tư từ ngân sách nhà nước, Tỉnh cần có giải pháp để huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho dầu tư phát triển.
- Thu hút vốn đầu tư vào ngành Nông nghiệp có định hướng và chọn lọc, chú trọng chất lượng dự án và thẩm tra kỹ về năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư đảm bảo phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng bền vững.
- Ưu tiên các dự án Nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, có giá trị tăng cao, sử dụng nhiều lao động, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên; hạn chế các dự án có công nghệ cao, thiết bị lạc hậu, đóng góp ngân sách ít và sử dụng đất lớn.
- Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng phù hợp với pháp luật, đảm bảo lợi ích cả bên nhà đầu tư, lợi ích cộng đồng. Phải luôn hướng về nhà đầu tư và DN để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.
- Từng bước mở rộng thị trường vốn, đẩy mạnh các hoạt động tài chính ngân hàng, tín dụng, hỗ trợ DN phát triển. Khuyến khích các DN sử dụng đa dạng các hình thức huy động vốn phát triển sản xuất (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thực hiện hoạt động thuê mua tài chính...).
- Khuyến khích tiết kiệm, tạo tích lũy và huy động mọi nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Khuyến khích phát triển rộng rãi các hình thức tích tụ và tập trung vốn trong cộng đồng dân cư, kích thích sự phát triển sản xuất của kinh tế hộ gia đình, của các DN vừa và nhỏ.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI