Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, Thành phố Pleiku trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của cả Tỉnh, hai thị xã An khê, Ayun Pa và 14 đơn vị cấp huyện. Dân cư phân bổ không đều trên địa bàn, tập trung mật độ cao thành phố Pleiku 817,80 người/km2, thị xã An Khê 318,59 người/km2. Các huyện vùng sâu vùng xa mật độ thấp huyện Krông Pa 45,26 người/km2, Chư Prông 59,53 người/km2, huyện Mang yang 49,59 người/km2, huyện Kông Chro 29,88 người/km2, huyện Kbang 33,85 người/km2, huyện Ia Pa 57 người/ km2. Dân tộc bản địa Jrai, tộc người sống lâu đời ở Tây Nguyên. Người Jrai
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nông lâm, thủy sản 8433.60 13062.15 14562.43 17241.02 19301.01 22215.98
Công nghiệp- xây dựng 7106.40 9829.66 11094.48 12742.20 14648.00 17536.16
Dịch vụ 8460.00 10160.18 11673.09 14383.78 15976.00 18818.86 0 5000 10000 15000 20000 25000 tỷ đồ n g Cơ cấu GRDP
truyền thống theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ cưới chồng, quyết định về tài sản trong gia đình thuộc về người vợ. Trong lĩnh vực kinh tế người Jrai cổ xưa xem chiếm hữu nhiều chiêng ché, trâu bò, là người giàu. Luật tục của người Jrai lưu giữ bằng truyền khẩu, chi phối các hoạt động của cộng đồng buôn làng. Ngày nay luật tục của người Jrai vẫn còn giá trị. Đặc điểm này rất đáng quan tâm khi nghiên cứu và tác động trên địa bàn Krông Pa, nhất là vùng thuần đồng bào Jrai.
Dân số năm 2015 của tỉnh là 1.397.400 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 44,46%. Mật độ dân số trung bình 83,84 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,68%năm. Nguồn lao động có 813.079 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 748.032 người chiếm 92% tổng nguồn lao động là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo là 2,53%, với 7.410 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 14,7% (tương đương 46.500 hộ).
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Gia Lai
Năm Dân số Khu vực nông thôn Số lao động (người) Tổng Nhà nước Ngoài nhà nước Có vđt nước ngoài 2010 1.301.593 918.963 756.855 71.676 684.611 568 2011 1.321.724 933.442 717.983 7.375 710.034 574 2012 1.340.454 946.915 791.979 75.521 715.457 1.001 2013 1.359.149 960.020 823.254 72.111 750.844 299 2014 1.377.819 958.452 151.730 75.881 75.239 610 2015 1.397.400 962.734 831.079 76.028 754.341 710
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai)
2015 qua các năm rất dồi dào. Năm 2010 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 756.855 người, đến năm 2015 đã tăng lên 831.079 người, tăng 74.224 người. Trong đó, lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm trên 68%, ngành Nông nghiệp - xây dựng chỉ chiếm khoảng 9%, ngành dịch vụ chiếm khoảng 23%. Tuy nhiên, cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đang có xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Mặc dù, nguồn lao động tỉnh Gia Lai rất dồi dào, cần cù, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nhưng trình độ nhận thức của một bộ phận lớn lao động còn thấp, thói quen canh tác và sản xuất truyền thống rất khó thay đổi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn số lao động sống bằng nghề nông - lâm - ngư nghiệp, được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn ít, nên một thách thức lớn đặt ra cho tỉnh Gia Lai là phải tạo ra số lượng việc làm trong các ngành phi nông nghiệp đủ lớn, có sức hấp dẫn để rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông - lâm - ngư nghiệp để hình thành một đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, lao động dịch vụ nông nghiệp và lao động trong một số ngành sản xuất phi nông nghiệp.
2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI