Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 51 - 54)

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển, với diện tích 15.536,92 km², phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đăk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Địa hình Gia Lai có độ cao trung bình từ 700 – 800 mét.

Diện tích đất sản xuất nông nghệp khoảng 600.000 ha, trong đó có hơn 281.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 270.000 ha cây lâu năm. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, hai mùa phân biệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Với điều kiện tự nhiên đa dạng và các điều kiện khí hậu khác nhau là tiền đề cho việc phát sinh nhiều loại đất khác nhau. Gia Lai có 26 loại đất, gồm 7 nhóm chính:

- Đất phù sa: 46.430 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên; - Đất xám: 364.806 ha, chiếm 23,55% tổng diện tích; - Đất đen: 27.870 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên;

- Đất đỏ: 781.765 ha, chiếm 50,44% tổng diện tích tự nhiên;

- Đất mùn vàng đỏ: 175.582 ha chiếm 11,35% tổng diện tích tự nhiên; - Đất thung lũng dốc tụ: 14.140 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên; - Đất sỏi đá: 113.423 ha, chiếm 7,32% diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước ở Gia Lai có tổng trữ lượng bề mặt khoảng 23 tỉ m3, phân bố trên các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và hệ thống sông Srê Pôk. Ngoài ra, một số hồ tự nhiên có trữ lượng nước lớn, cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới, như Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên. Hệ thống nước ngầm có chất lượng tốt có khả năng cấp đủ nước cho sinh hoạt và tiêu dùng. Hệ thống sông của Gia Lai chảy trên nền đá cổ, có độ dốc cao nên ngoài cung cấp nước tưới và sinh hoạt còn là nơi dự trữ điện năng dồi dào.

Khoáng sản, nhóm nguyên vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn, bô-xít, kẽm, sắt, vàng và đá quý đã được khảo sát đều là nguồn tài nguyên quý của Gia Lai.

Hiện trạng sử dụng đất:

đó phần lớn đất giành cho sản xuất Nông nghiệp (39,42%); đất lâm nghiệp có rừng (46,87%), đất chưa sử dụng (6,14%). Việc phân bổ đất cho Nông nghiệp và Lâm nghiệp tương đối lớn có lợi cho việc phát triển chăn nuôi trong đó phải kể đến chăn nuôi gia súc có sừng. Hàng năm, sản xuất Nông nghiệp sẽ mang lại một nguồn thức ăn có nguồn gốc từ phụ phẩm Nông nghiệp dồi dào cho chăn nuôi. Đất rừng nhiều có thể sử dụng cho chăn thả gia súc dưới tán rừng. Đồng thời với diện tích đất chưa sử dụng có thể kết hợp giữa sản xuất Nông nghiệp với trồng cỏ sẽ giải quyết được phần nào khó khăn về nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc vào những thời điểm thiếu thức ăn thô vào mùa khô.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2015

STT Loại đất

2015 Diện tích

(1000 ha) Tỉ lệ % Đất nông nghiệp 1.342.018 86,38 1 Đất sản xuất nông nghiệp 612.497 39,42

Đất trồng lúa 60.874 3,92

Đất trồng cỏ chăn nuôi 242 0,22

Đất cây hàng năm khác 280.993 18,09

Đất trồng cây lâu năm 270.386 17,04

2 Đất lâm nghiệp có rừng 728.273 46,87 3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.115 0,07 4 Đất nông nghiệp khác 132 0,01

Đặc điểm khí hậu:

Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, được phân làm hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Nơi rất ít chịu tác động của bão hay

sương muối.

- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 - 6 đến tháng 10 - 11, mùa này tập trung đến 80 - 90% lượng mưa trong năm. Hướng gió chủ đạo là Tây Nam; phía Đông Trường Sơn mùa mưa đến muộn hơn và kết thúc muộn hơn phía Tây Trường Sơn khoảng hơn 1 tháng.

- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 - 12 đến tháng 4 - 5 năm sau, vào mùa này hầu như không có mưa hoặc ít mưa. Hướng gió chính là hướng Đông Bắc. Do đặc điểm địa hình cao chắn gió nên làm cho tỉnh Gia Lai có mùa khô hạn kéo dài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)