Từ thực tế triển khai các chính sách của Trung ương và của tỉnh Gia Lai để thu hút đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp, cho thấy những bất cập như sau:
Thứ nhất, những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, quy trình và thủ tục thực hiện ưu đãi và hỗ trợ đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp trong Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 19/3/2012 của UBND tỉnh Gia Lai thì đều “lạc hậu” và thiếu cởi mở hơn so với những ưu đãi đầu tư quy định của Nghị định 61/NĐ/2010, về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
“Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” cũng như thực hiện các chính sách khuyến khích như quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP.
Thứ ba, hiện nay tỉnh Gia Lai chưa có những hoạt động nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, việc ưu đãi hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh còn rất khiêm tốn và chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa thể hiện vai trò được kỳ vọng là đột phá thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Thứ năm, việc thực hiện các khoản ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đang ở mức rất hạn chế, chỉ chủ yếu là thực hiện các ưu đãi, các khoản hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách hầu như chưa được thực hiện, nếu có cũng chỉ là nguồn vốn lồng ghép, huy động từ các Chương trình khác.
Thứ sáu, các doanh nghiệp chưa hào hứng với chính sách đã ban hành do mức hỗ trợ từ ngân sách và các chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, tư vấn… chưa đủ hấp dẫn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các vùng khó khăn.
Thứ bảy, cơ chế tài chính quy định còn chưa rõ, chưa rành mạch, chưa quy định nguồn cụ thể để đầu tư. Địa phương cơ bản khó khăn về vốn đầu tư nên chưa dành nguồn vốn hỗ trợ riêng để thực hiện nên các chính sách tuy đã được ban hành nhưng khó được triển khai trong thực tế.