Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: hạn hán kéo dài; giá cả vật tư (xăng, dầu), phân bón liên tục tăng; giá một số mặt hàng nông sản xuống thấp (cao su, cà phê), phần lớn đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất của ngành. Song, được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh cùng với sự phối hợp tích cực của các ngành, các địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Ngành, các doanh nghiệp và bà con nông dân, nên nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta tiếp tục phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của cả tỉnh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càn được quan tâm, chú trọng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục nhận được sự đồng tình và đã được chính quyền các cấp thực hiện tích cực, năng lực quản lý ngành ngày càng được nâng cao. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định và tương đối toàn diện. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 (theo giá thực tế) đạt 36,4 ngàn tỷ đồng, tăng 55,08% so với năm 2010;
Bảng 2.4. Tăng trưởng Giá trị sản xuất Nông nghiệp theo giá thực tế
Năm
Giá trị (Tỷ đồng) Tăng trưởng (%)
GO Trồng chọt Chăn nuôi Dịch vụ NN GO Trồng chọt Chăn nuôi Dịch vụ NN 2009 11.886 10.562 1.285 39 2010 15.807 14.397 1.370 40 32,99 36,31 6,61 2,56 2011 25.937 23.982 1.908 47 64,09 66,58 39,27 17,50 2012 28.368 25.978 2.323 67 9,37 8,32 21,75 42,55 2013 31.338 28.043 3.177 118 10,47 7,95 36,76 76,12 2014 34.264 30.674 3.467 123 9,34 9,38 9,13 4,24 2015 36.400 32.465 3.790 145 6,23 5,84 9,32 17,89 2010-2015 24.514 21.903 2.505 106 55,08 52,14 82,85 165,00
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai)
Kết quả đạt được cụ thể như sau: - Trồng trọt:
+ Diện tích gieo trồng: Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 ước đạt 511.319 ha, trong đó: Tổng diện tích cây lương thực đạt 126.817 ha, cây công nghiệp ngắn ngày đạt 47.538 ha, Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày đạt 215.007 ha, Đối với cây mía, cây sắn có đặc tính dễ trồng, chịu hạn tốt, giá cả và thị trường thu mua vài năm gần đây tương đối ổn định nên người dân đã phát triển diện tích, phá vỡ quy hoạch. Cây mía, theo quy hoạch đến năm 2020 là 31.000 ha, hiện nay đã hơn 38.000 ha, vượt quy hoạch hơn 7.000 ha; diện tích sắn quy hoạch đến năm 2020 là 55.000 ha, hiện nay đã hơn 63.000 ha, vượt quy hoạch hơn 8.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2014.
Đối với cây tiêu, từ đầu mùa mưa người dân đã tiến hành xuống giống, tính đến nay diện tích trồng mới đã trên 1.676 ha (có 154 ha trồng lại trên vườn tiêu cũ). Hiện tại, giá sản phẩm hồ tiêu trên thị trường vẫn duy trì ở mức cao (trên 190.000 đồng/kg), cho nên bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học và cơ quan chức năng, người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích.
Đối với cây cao su, do tình hình giá cả trên thị trường vẫn ở mức thấp, nên trong vòng hai năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng tiến hành tái canh diện tích cao su già cỗi, nâng cao chất lượng vườn cây. Từ đầu năm đến nay, diện tích cao su trồng mới tái canh đạt 2.706 ha.
Thực hiện chương trình tái canh trên cây cà phê, năm 2015 toàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.591/2.370 ha, đạt 61,1 % KH, trong đó: trồng mới 610 ha, tái canh 981 ha. Việc trồng tái canh cà phê bước đầu đã thay thế dần một số diện tích già cỗi kém, năng suất, cải thiện chất lượng vườn cây.
+ Về năng suất, sản lượng: Nhìn chung, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Đặc biệt, năng suất mía cây được cải thiện đáng kể nhờ việc tăng cường đưa giống mới vào sản xuất, đồng thời áp dụng thâm canh theo quy mô cánh đồng mẫu lớn trên
một số diện tích, nên năng suất mía năm 2015 ước đạt 606,7 tạ/ha, tăng 28,7 tạ/ha so với cùng kỳ.
- Chăn nuôi: Nhìn chung, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định; song, do tác động của nhiều yếu tố nên tổng đàn gia súc, gia cầm có biến động và mức biến động ở mỗi loại cũng khác nhau, cụ thể: Đàn trâu 14.482 con, đạt 97,9% kế hoạch, giảm -0,3% so với cùng kỳ; đàn bò 431.875 con, đạt 90,9% kế hoạch, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2014; đàn heo 445.089 con, đạt 92,8% kế hoạch, giảm -2,6% so với cùng kỳ. Đàn gia cầm hơn 2.560.000 con.
Tổng đàn bò tăng nhanh do Công ty cổ phần chăn nuôi Gia Lai và Công ty cổ phần bò sữa Tây Nguyên triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt và bò sữa trên địa tỉnh. Trong 02 năm 2014, 2015 đã nhập về gần 102.000 con, trong đó: bò vỗ béo 84.932 con, bò cái giống 11.100 con, bò đực giống 275 con, bò sữa 5.382 con;
Đàn gia cầm trong thời gian qua phát triển nhanh so với cùng kỳ là nhờ công tác kiểm dịch được chú trọng thường xuyên, giá thịt gà và trứng ổn định.