Hoạt động hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 72 - 80)

a.Cải cách thủ tục hành chính

Nhận thức cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư, trong thời gian vừa qua chính quyền tỉnh Gia Lai đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách về thực hiện cải cách thủ tục hành chính như:

Cải cách cơ chế 1 cửa

- Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh là cơ quan đầu mối thụ lý hồ sơ đầu tư, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan để giải quyết hoặc trình Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu của nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KCN, KKTCK.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối thụ lý hồ sơ đầu tư, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan để giải quyết hoặc trình Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết những yêu cầu của các nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài KCN, KKTCK.

- UBND các Huyện, Thị xã, thành phố Pleiku là cơ quan thụ lý hồ sơ đầu tư vào các Cụm Nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố trình UBND tỉnh qua Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Rút ngắn thời gian thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư theo thẩm quyền được phân cấp:

- Đối với các dự án đầu tư thuộc diện đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối với các dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thực hiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, nhất là các chính sách thu hút đầu tư, các thủ tục hành chính, các chính sách mới ban hành; thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự án nhằm giúp DN, người dân tiếp cận, nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan...

- Cùng với đó tỉnh Gia Lai cũng triển khai mở rộng hệ thống quản lý hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Nhờ đó, thời gian qua tỉnh Gia Lai đã chuẩn hóa các quy trình hành chính, cải tiến quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính; Rút ngắn thời gian giải quyết, phân định rõ trách nhiệm của cán bộ chuyên môn xử lý hồ sơ và trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan đơn vị; Đáp ứng yêu cầu giải quyết hồ sơ hành chính đúng pháp luật, tiết kiệm chi phí, thời gian và giúp cho việc kiểm soát hồ sơ tốt hơn để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, hoạt động cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Gia Lai vẫn còn một số hạn chế, các chính sách ban hành chưa được thực thi triệt để, chưa tạo được niềm tin cho nhân dân, điển hình như:

- Các hoạt động tiến hành còn chậm, chưa đi sâu, một số cơ quan chuyên môn vẫn chưa niêm yết công khai về thủ tục hành chính để giải quyết công việc của nhân dân.

- Việc hướng dẫn thủ tục hành chính chưa rõ ràng, thiếu nhất quán trong cùng một cơ quan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

- Việc chấp hành kỷ luật hành chính ở một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc, hiệu suất làm việc chưa cao; nhiều chủ trương kế hoạch còn nằm ở bàn giấy, không triển khai đến cơ sở, đến dân.

b.Chính sách ưu đãi về đất đai

- Đối với đất ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án ngoài khu Nông nghiệp, khu du lịch phù hợp quy hoạch được duyệt thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; UBND tỉnh Gia Lai cam kết áp dụng đơn giá thuê đất với mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ theo giá đất UBND tỉnh ban hành hàng năm.

Không áp dụng ưu đãi về tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thuỷ điện, khai thác khoáng sản, trồng rừng, trồng cây cao su, chế biến gỗ, sân golf. Ưu tiên giao đất cho nhà đầu tư xây nhà cho công nhân trong các Khu Công nghiệp và được ưu đãi theo Nghị định số 142/2005/NĐ- CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 142/2005/NĐ-CP.

Các dự án đầu tư phải nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư, chi phí đền bù do nhà đầu tư tự chi trả.

Bồi thường giải phóng mặt bằng

Các dự án đầu tư phải nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư, chi phí đền bù do nhà đầu tư tự chi trả.

c.Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng

- Uỷ ban nhân dân tỉnh đầu tư các kết cấu hạ tầng thiết yếu như: Cấp điện, cấp thoát nước, đường giao thông đến hàng rào các dự án của nhà đầu tư và trong các KCCN, KDL, KKTCK đã quy hoạch. Khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán hàng năm, căn cứ các nội dung ưu đãi về hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí, đề xuất bố trí nguồn kinh phí trình Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ kinh phí để thực hiện các ưu đãi đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh cam kết đối với các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi.

- Nguồn kinh phí để thực hiện các ưu đãi về hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng được bố trí trong dự toán chi từ các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

- Sở Tài chính kiểm tra, trực tiếp cấp phát đủ 100% số kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh cam kết hỗ trợ đã được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm. Các dự án đầu tư vào các KCCN, KKTCK được giảm 50% phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật trong 5 năm đầu tiên kể từ khi dự án đi vào hoạt động. Uỷ ban nhân dân tỉnh qui định cụ thể phí sử dụng hạ tầng cho từng KCCN, KKTCK.

d.Hỗ trợ xúc tiến thương mại

Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí 1 lần/1 năm cho mỗi doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh tham gia các cuộc triển lãm, Chợ Công nghệ ở trong nước và nước ngoài sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản chấp thuận, doanh nghiệp phải đảm bảo có thuê gian hàng, có hàng hoá, sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mang theo để trưng bày, giới thiệu theo đúng quy định của triển lãm, chợ hàng việt với các mức sau:

nghệ tại các nước thuộc khu vực châu Á;

- Hỗ trợ 75 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, chợ Công nghệ tại các nước ngoài khu vực châu Á;

- Hỗ trợ (tối đa) 20 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, chợ Công nghệ ở trong nước.

2.3.4. Hoạt động cải thiện môi trường đầu tư

Chỉ số PCI là một trong những nhiệt kế quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh cấp tỉnh, là một chỉ số nhằm đánh giá khả năng hội nhập của tỉnh, cơ chế chính sách, môi trường để các nhà đầu tư quyết định vào địa phương. Các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước có muốn đầu tư vào một ngành nghề, vào một khu vực của một nước nào cũng căn cứ trước tiên vào chính sách phát triển kinh tế của khu vực đó, kế đến là tính minh bạch.

Bảng 2.9. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Gia Lai giai đoạn năm 2010 - 2015

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp loại Nhóm điều hành

2010 53.65 50 Khá 2011 55.07 51 Khá 2012 56.5 32 Khá 2013 57.96 31 Khá 2014 56.16 48 Trung bình 2015 56.83 47 Trung bình (Nguồn: PCIvietnam.org)

Như đã biết, cách tính toán chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) dựa trên 9 chỉ số cấu thành: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, và thiết chế pháp lý. So sánh kết quả 9 chỉ số này

của Gia Lai với tỉnh trung vị, tỉnh cao nhất về từng chỉ số và tỉnh thấp nhất về từng chỉ số cho thấy những mặt tích cực và hạn chế trong “bức tranh” PCI của Gia Lai so với toàn quốc.

Hình 2.7. So sánh PCI của Gia Lai với trung vị, tỉnh cao nhất và thấp nhất (Nguồn: PCIvietnam.org)

Trong 9 chỉ số, Gia Lai mạnh nhất ở chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường”.Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn chỉ số trung bình cả nước. Tương tự như vậy các chỉ số về tiếp cận đất đai, minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, và đào tạo lao động đều ở ngưỡng dưới mức trung bình. Duy nhất chỉ có chỉ số về tính năng động và thiết chế pháp lý của Gia Lai được đánh giá cao hơn mặt bằng chung.

Về tổng thể, sơ đồ đánh giá 9 chỉ số của Gia Lai khá tương đồng với giá trị trung vị của cả nước. Điều này phản ánh các vấn đề mà tỉnh vấp phải là khá phổ biến. Đây cũng là một thuận lợi vì tỉnh hoàn toàn có thể rút ra các bài học chính sách của các địa phương khác để áp dụng cho địa phương mình.

Tuy nhiên, kết quả các chỉ số thành phần của Gia Lai so với cả nước cũng cho thấy những cơ hội để tỉnh có thể bứt phá trong những năm tới trong bảng xếp hạng PCI. So với nhiều địa phương, Gia Lai còn có nhiều tiềm năng để thực hiện các biện pháp cải cách trên một số lĩnh vực hiện đang có lợi thế như tính năng động.Tiêu chí này vốn là điểm yếu cố hữu của hầu hết các tỉnh trên cả nước. Việc Gia Lai được đánh giá cao trên lĩnh vực này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã nhìn nhận rất tức cực đối với phương pháp làm việc của đội ngũ lãnh đạo tỉnh.

2.3.5. Hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng

Nhận thức phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra các quyết định và triển khai các dự án đầu tư. Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã không ngừng nổ lực, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để ngày càng cải thiện và đáp ứng yêu cầu đó.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tính riêng trong năm 2015 ước đạt 13.250 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 23,7%, vốn ngoài nhà nước chiếm 76,3%. Các công trình, dự án vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch năm 2014 được phân bổ theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã thường xuyên tổ chức giao ban xây dựng cơ bản, ban hành nhiều văn bản, tập trung chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, thay thế các cán bộ Ban quản lý dự án kém năng lực để triển khai công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm những vi phạm của một số chủ đầu tư, đơn vị thi công. Đến nay đã triển khai hoàn thành một số công trình có vốn đầu tư lớn như: 340 công trình thủy lợi (112 công trình hồ chứa, 188 công trình đập dâng và 40 công trình trạm bơm). Tổng năng lực thiết kế tưới cho 54.684 ha trong đó tưới lúa là 31.159 ha và 23.525 ha rau màu và cây công nghiệp. Mở rộng Quốc lộ 14

đoạn Pleiku - Cầu 110, Quốc lộ 19, dự án kéo dài, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đậu máy bay Cảng Hàng không Pleiku. Ngoài ra đang tiếp tục thực hiện một số công trình trọng điểm hỗ trợ phát triển Nông nghiệp như: Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn hệ thống thủy lợi Tân Sơn, Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực công trình thủy lợi Ia M’La, Sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi ADơk và đường giao thông nông thôn khu vực xã Adơk với tổng vốn khoảng 11,5 triệu USD.

2.3.6. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực

Nguồn lao động có chất lượng cao là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định trong thu hút vốn đầu tư. Thực tế cho thấy nhiều địa phương đã bị hạn chế về thu hút vốn đầu tư do nguồn lao động không đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh Gia Lai, vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược nhằm xây dựng lực lượng lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý.

- Hỗ trợ đào tạo nghề được hưởng theo Quyết định số 75/2010/QĐ- TTg, ngày 29/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây nguyên; Quyết định số 755/QĐ-UBND, ngày 09/11/2010 và Quyết định 129/QĐ-UBND, ngày 02/3/2011 của UBND tỉnh (trừ các đối tượng đã được hưởng theo Quyết định số 75/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng được ưu đãi có nhu cầu hỗ trợ kinh phí nộp 01 bộ hồ sơ về Sở Tài chính, gồm các văn bản sau: Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh; Hợp đồng đào tạo giữa cơ sở sản xuất kinh doanh với cơ sở đào tạo (bản sao); Danh sách trích

ngang học viên thực tế được đào tạo, có ghi rõ hộ khẩu thường trú; Chương trình đào tạo; Kế hoạch đào tạo; Kết quả đào tạo.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định và phê duyệt danh sách học viên, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo trước khi đào tạo và kiểm tra kết quả sau khi đào tạo.

- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra, tổng hợp mức kinh phí hỗ trợ cho từng đối tượng được ưu đãi và đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ, từ nguồn kinh phí chi hỗ trợ doanh nghiệp hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

- Căn cứ mức hỗ trợ được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, Sở Tài chính cấp bù số kinh phí được miễn giảm cho cơ sở đào tạo (trong trường hợp đào tạo tại các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh) hoặc cấp phát trực tiếp kinh phí hỗ trợ cho cơ sở sản xuất kinh doanh (trong trường hợp đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác).

2.4.ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)