Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 44 - 48)

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (16.500 km2), dân số đông thứ 4 toàn quốc. Với đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, có biên

giới, miền núi, đồng bằng, sông, biển,…có thể ví Nghệ An như một đất nước Việt Nam thu nhỏ. Quỹ đất nông lâm nghiệp lớn, chất đất màu mỡ (đặc biệt ở miền Tây Nghệ An), mạng lưới thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, nhiều cửa sông, cảng biển là những lợi thế quan trọng của Nghệ An trong phát triển nông nghiệp.

Năm 2015 nông nghiệp toàn tỉnh phát triển theo hướng có sự trồng trọt giảm dần, chăn nuôi và dịch vụ tăng khá; khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, năng suất, chất lượng giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế được nâng lên; trong đó, nông nghiệp tăng 4,47%, lâm nghiệp tăng 3,52% và ngư nghiệp tăng 5,43%; sản lượng lương thực đạt 1,204 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Sản xuất cây lương thực (lúa, ngô...) tăng cả tổng diện tích gieo trồng, năng suất và tổng sản lượng.

Năm 2015, Nghệ An xuất khẩu trên 215 triệu USD hàng nông, lâm, thủy hải sản (bao gồm thuỷ sản và gỗ chế biến, chè, cà phê nhân, lâm sản, dăm bột giấy...). Đặc biệt, Nghệ An đã xây dựng và phát triển thành công thương hiệu "Chè Nghệ An", góp phần nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh sản phẩm chè trong nước và quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã tích cực mở rộng liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trong các lĩnh vực như: sản xuất giống cây, con, lúa chất lượng cao (trên 25.000 ha), sản xuất thức ăn, chăn nuôi bò sữa... Qua đó, góp phần tăng giá trị trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Đặc biệt, tỉnh tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên một số lĩnh vực: Chăn nuôi bò sữa, nuôi cá nước ngọt, sản xuất rau quả và hoa, sản xuất lúa chất lượng, ngô, lạc, mía, chè...Hoàn thành quy hoạch ứng dụng CNC trong sản xuất lúa, lạc, chè và mía; tiếp tục tập trung thu hút các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào khu nông

nghiệp CNC Phủ Quỳ; thúc đẩy các dự án sản xuất rau, củ, quả CNC tại Nghĩa Đàn; dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp của Công ty CP thực phẩm sữa TH, Vinamilk; chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại, theo hướng công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

Tỉnh cũng đã ban hành qui hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản đến 2020, đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển mạnh các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với các hộ nông dân xây dựng cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm, thành lập các tổ hợp tác khai thác hải sản trên biển, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biển đảo... Đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi các công ty nông, lâm nghiệp theo đề án được phê duyệt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng đất của các công ty.

Đó là tín hiệu cho thấy nông nghiệp Nghệ An đã có sự chuyển biến, đáp ứng với yêu cầu và xu hướng của nền kinh tế chung.

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian Nghệ An đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp với một số giải pháp cụ thể như:

- Thứ nhất, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

Năm 2015, toàn tỉnh có 114 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 27% số xã, đứng đầu cả nước về số lượng xã đạt chuẩn. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, không chỉ hệ thống hạ tầng nông nghiệp được nâng cấp mà hệ thống hạ tầng giao thông và xãthội cũng được chỉnh trang. Qua đó, phục vụ tốt hơn nhu cầu vận chuyển, đi lại, giao thương buôn bán, nâng cao trình độ nhận thức của người dân, giá trị kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp cũng tăng lên.

với mục tiêu nâng cao sản lượng và giá trị kinh tế, lan toả những mô hình hiệu quả. Trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 4.500 mô hình kinh tế nông nghiệp, trong đó đáng chú ý có 100 mô hình cánh đồng mẫu lớn nhờ thực hiện tích cực chủ trương dồn điền, đổi thửa ở 21/21 huyện, thành, thị, tăng 10 - 15% hiệu quả so với sản xuất đại trà.

Nhiều mô hình hiệu quả khác như nuôi bò, nuôi lợn thịt, nuôi gà đẻ siêu trứng, nuôi cá trong hồ thuỷ điện, trồng cây dược liệu, sản xuất hương trầm,…đem lại thu nhập tốt cho người nông dân, cần tiếp tục duy trì và lan rộng. Ngoài ra, thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới nông lâm trường quốc doanh từ năm 2004, đến nay Nghệ An đã thành lập 7 công ty nông nghiệp và 5 công ty lâm nghiệp, lập phương án cổ phần hoá, tổ chức lại theo hướng tinh gọn, rà soát quỹ đất, tăng cường công tác quản lý, đảm bảo sử dụng quỹ đất nông lâm nghiệp hiệu quả.

- Thứ ba, tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thông

qua cơ giới hoá, công nghệ sinh học, sử dụng các dây chuyền, ứng dụng có tính chính xác cao để hướng đến ngành công nghiệp chế biến. Những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáng chú ý ở Nghệ An như nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi của TH True milk, Vinamilk; Nhà máy chế biến thực phẩm Masan; Nhà máy chế biến hải sản Royal Foods là những ví dụ điển hình mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp Nghệ An, chú trọng hơn đến sản phẩm tinh và các ngành công nghiệp chế biến.

- Thứ tư: thu hút vốn và trình độ công nghệ của doanh nghiệp Nông

nghiệp:

Vấn đề nguồn vốn đặt ra như một trong những khó khăn với điều kiện ngân sách Trung ương và địa phương còn hạn chế trong khi diện tích sản xuất và trình độ xuất phát điểm của nền nông nghiệp Nghệ An chưa cao.

nghiệp và khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân có thể là một hướng đi mới nhiều triển vọng. Một mặt, đa dạng hoá và làm giàu thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, mặt khác cho phép người nông dân và nông nghiệp Nghệ An tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, thay đổi tư duy làm nông nghiệp truyền thống theo quy mô nhỏ lẻ, tiến tới nâng tầm sản phẩm và mở rộng thị trường.

Như vậy, lợi ích nhận được không chỉ là lợi ích trực tiếp cho người nông dân thông qua hợp đồng kinh tế, nguồn thu ngân sách cho tỉnh mà còn là sự chuyển giao công nghệ, sự tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho nông nghiệp Nghệ An đến bạn bè trong và ngoài nước.

Tương tự, với các ngành lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác thuỷ sản, hướng đến các mô hình hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp với người dân với quy trình khép kín chuyên nghiệp, hiện đại, đề cao giá trị thương mại hoá như gắn trồng rừng với chế biến các sản phẩm đa dạng về độ tinh (gỗ, than sạch, gỗ ván ép,…), chăn nuôi bò sữa phục vụ ngành công nghiệp sữa, chăn nuôi bò thịt Úc cho giá trị kinh tế cao, xây dựng các đội tàu lớn đánh bắt xa bờ, thu hút các nhà máy chế biến hải sản…

Mấu chốt nằm ở việc nâng cao năng suất và giá trị sản xuất để ngành nông nghiệp không bị tụt hậu trong giai đoạn hội nhập sâu rộng. Hợp tác đầu tư và học hỏi doanh nghiệp của các nước tiên tiến là một hướng đi đúng đắn và cũng là con đường ngắn nhất để nông nghiệp tỉnh phát triển.

Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ, môi trường đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư tại tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)