Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 104 - 116)

Cần đẩy mạnh xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Song song với việc cải tạo các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tỉnh cũng cần có những định hướng dài hạn nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội.

Để hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, trong thời gian tới tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Cụ thể như:

Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hiện nay, vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vô cùng khó khăn, đặc biệt về hạ tầng giao thông còn thiếu và yếu. Giao thông nội tỉnh cũng là vấn đề nan giải, không thuận lợi cho việc đi lại giữa các địa phương trong tỉnh và liên vùng. Hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước và xử lý chất thải còn thiếu, điều này đã làm cho Gia Lai trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Để góp phần thu hút đầu tư vào tỉnh nói chung và Nông nghiệp nói riêng, Gia Lai phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế hiện có của mình, trong đó giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay của Gia Lai. Các giải pháp cần tập trung là:

- Tập trung nguồn lực để phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội tỉnh, giao thông liên vùng đến các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và vùng tam giác phát triển bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu; đầu tư – vận hành - chuyển giao; chuyển nhượng quyền thu phí...

- Tăng cường kêu gọi hợp tác giữa nhà nước và tư nhân (PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng. Có chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư như: chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nguồn

lao động…

- Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đến vùng chuyên canh Nông nghiệp, các trung tâm giống, các khu giết mổ cho đến các khu công nghiệp sơ chế, chế biến các sản phẩm từ Nông nghiệp.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước, xử lý chất thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác... nhằm phục vụ sản xuất Nông nghiệp và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin DN. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có.

Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội

Thực trạng về cơ sở hạ tầng ở Gia Lai không những khó khăn về các hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước,…mà còn rất khó khăn về hệ thống hạ tầng xã hội. Nền kinh tế khó khăn nên nhà đầu tư rất khó tiếp cận vốn vay mặc dù dự án rất khả thi về mặt kinh tế; các dịch vụ tư vấn pháp luật, thẩm định giá phải tốn nhiều thời gian trong khâu định giá đất, tìm hiểu các thủ tục để đăng ký dự án đầu tư nên rất khó tạo niềm tin cho nhà đầu tư đến tỉnh đầu tư, công tác... Do đó, song song với việc cải tạo các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tỉnh cũng cần có những định hướng dài hạn nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội. Những vấn đề mà tỉnh cần quan tâm là:

- Cần rà soát lại kế hoạch phát triển các ngành Nông nghiệp, các sản phẩm Nông nghiệp chủ lực như Cà Phê, Cao su, Tiêu, Ca Cao, Bò thịt, Mía đường và đưa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư. Mặc dù hiện nay tỉnh có những quy hoạch phát triển Nông nghiệp nhưng những kế hoạch hành động để phát triển sản phẩm Nông nghiệp chủ lực kể trên trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế. Do đó, trong thời gian tới tỉnh cần chú trọng vào các ngành Nông nghiệp liên quan đến thị trường cung cấp đầu vào như vật tư, cây cong giống chất lượng và đầu ra như doanh nghiệp tiêu thụ, giết mổ, chế biến, xuất khẩu.

- Tỉnh cần có chính sách ưu đãi để kêu gọi phát triển lĩnh vực ngân hàng, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn để gia tăng vốn đầu tư sản xuất Nông nghiệp từ bộ phận dân cư nông thôn cho Nông nghiệp.

3.2.8. Phát triển nguồn nhân lực

Trong điều kiện khó khăn và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh như hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư là nhiệm vụ cấp thiết nhằm nâng cao tính hấp dẫn của Gia Lai trong mắt các nhà đầu tư. Đặc biệt, trong quá trình phát triển Nông nghiệp, nhất là phát triển Nông nghiệp nặng thì cần đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao. Vì vậy, để tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung thực hiện:

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức:

- Tỉnh cần thực hiện công tác rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức liên quan đến công tác đầu tư hiện có để xác định cụ thể số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó có quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức phù hợp, không để tình trạng thừa về số lượng, thiếu về chất lượng. Việc rà soát phải được tiến hành đồng loạt và triệt để từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

- Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là chất lượng chính trị, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân; Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Minh bạch hoá quy trình tuyển dụng, quy định chuẩn trình độ cho cán bộ công chức để ngay khi tuyển dụng đã chọn được người có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc thực tế

của cán bộ, công chức; tạo động lực làm việc đúng đắn cho cán bộ, công chức.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động có tay nghề

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề phù hợp với sản phẩm nông nghiệp mà người lao động đang có lợi thế. Thông qua đó, giáo dục kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp trong lao động nhằm nâng cao ý thức kỷ luật của người lao động.

- Có định hướng các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư vào tỉnh; từ đó quy hoạch cụ thể, xác định nhu cầu đối với lao động chuyên môn có tay nghề để đào tạo những ngành nghề phù hợp đáp ứng nhu cầu về lao động cả số lượng và chất lượng; tránh đào tạo tràn lan, người lao động học nghề nhưng không có việc để làm, những ngành nghề cần lao động thì lại thiếu, trong khi thuê lao động ngoài tỉnh thì chi phí cao, không hấp dẫn được các nhà đầu tư vì không tạo ra lợi nhuận cao.

- Tăng cường các hình thức hợp tác quốc tế về dạy nghề như trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, tập huấn, liên kết đào tạo nước ngoài với những nghề mà trong nước, trong tỉnh chưa đủ điều kiện đào tạo, nhằm cung cấp nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Hằng năm, tỉnh phối hợp cùng các nhà đầu tư tổ chức các hội thi, hội thao kỹ thuật nghề; qua đó phát hiện kịp thời, có chính sách bồi dưỡng và đào tạo nâng cao đối với người lao động có trình độ năng lực và kiến thức giỏi để họ có điều kiện phát huy khả năng của mình trong lao động và cống hiến, đặc biệt trong ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào lao động sản xuất.

Nâng cao trình độ sản xuất cho lao động nông thôn:

Lực lượng lao động nông nghiệp tại nông thôn phần lớn là người dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, thiếu và yếu về kỹ năng, kiến thức sản

xuất nông nghiệp. Trong khi đây lại là lực lượng lao động chiếm phần đông trong số lao động nông thôn. Đo đó để đảm bảo nâng cao trình độ lao động sản xuất cho nông dân thì cần các các hoạt động hỗ trợ nâng cao tay nghề, kiến thức sản xuất, canh tác cho đối tượng lao động này thông qua nhiều hình thức như:

- Mở các lớp dạy nghề tại các trường nghề tại các huyện, dạy về chữ

viết, cách tính toán chi tiêu hộ gia đình cho người dân chưa biết chữ.

- Mở các lớp dạy về kỹ thuật canh tác cây trồng, vật nuôi, vệ sinh

phòng bệnh trên vật nuôi, cách xây dựng chuồng trại... tại các xã hoặc nhà cộng đồng kết hợp với dạy thực hành tại đồng ruộng để sát thực tế cho nông dân có thể áp dụng sau khóa học.

- Các đơn vị khuyến nông, thú y kết hợp với doanh nghiệp trên địa bàn

thực hiện hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm thu mua của doanh nghiệp cho bà con nông dân tại vùng nguyên liệu để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng tiêu chuẩn và gắn kết với thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng của ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đến năm 2020; mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai trong thời gian tới, chương này tác giả đã mạnh dạn đưa ra hệ thống các giải pháp huy động các nguồn vốn NSNN, tổ chức tín dụng, DN, tiết kiệm dân cư và các nguồn vốn nước ngoài như FDI, ODA, NGO... để đầu tư phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai như: tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh Nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có những bước phát triển, đạt được kế hoạch đề ra, tuy nhiên ngành Nông nghiệp chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Để ngành Nông nghiệp phát triển với tốc độ cao, ổn định và bền vững hơn nữa, tỉnh Gia Lai cần phát huy triệt để nội lực của mình, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư trong và ngoài nước bằng hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài, với các thành phần kinh tế trong nước, kể cả kinh tế quốc doanh Trung ương cũng như kinh tế tư nhân, sớm hình thành các chính sách, cơ chế kinh tế linh hoạt nhằm động viên, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai.

Trên đây luận văn đã trình bày một cách khái quát về thực trạng phát triển Nông nghiệp của tỉnh Gia Lai, quá trình thực hiện các hoạt động thu hút vốn đầu tư để phát triển Nông nghiệp, các kết quả thu hút vốn đầu tư, những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển ngành Nông nghiệp của một số địa phương, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu hút vốn đầu tư vào ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên luận văn không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Do vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của Thầy TS. Lê Bảo, các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng - Đại học Đà Nẵng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông

thôn, Sở Công Thương, Dự án TNSP Gia Lai, Cục Thống kê tỉnh Gia Lai đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

2. KIẾN NGHỊ

Để ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và đảm bảo công bằng xã hội, tác giả xin kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan các vấn đề sau:

2.1. Đối với Quốc hội

Giảm tình trạng luật, chính sách luôn thay đổi gây ra sự không an tâm cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý của Việt Nam. Tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, Luật DN, Luật Môi trường và các văn bản liên quan đến đầu tư cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mới, nhất là khi nước ta đã tham gia sâu vào WTO và vừa tham gia hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (TPP).

2.2. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan quan tâm giúp tỉnh, hàng năm có kế hoạch bổ sung thêm vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngành Nông nghiệp đối với những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ.

- Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan quan tâm giúp tỉnh, hàng năm có kế hoạch bổ sung thêm vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngành Nông nghiệp đối với những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển vùng chuyên canh Nông nghiệp của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc đầu tư hạ tầng phát triển các trang trại chăn nuôi lớn, các nông trường lớn.

nói chung nhằm khai thác các thế mạnh và tiềm năng vốn có của vùng này. - Cần quy định rõ ràng, chi tiết về công nghệ sử dụng và các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, đưa ra các biện pháp khuyến khích cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

- Chính phủ cần đẩy mạnh chương trình Xúc tiến Đầu tư quốc gia, việc tổ chức thực hiện chương trình Xúc tiến Đầu tư Quốc gia cần phân chia theo vùng, có sự liên kết các tỉnh trong khu vực có điều kiện tương đồng để tổ chức chung một Hội nghị nhằm tập trung lượng thông tin đa dạng, phong phú đến với nhà đầu tư và tiết kiệm được chi phí. Hội nghị Xúc tiến Đầu tư khu vực cần có sự hỗ trợ, chỉ đạo của Trung ương cả về kinh phí và chương trình; đề nghị Chính phủ quan tâm áp dụng hình thức này với các tỉnh “vùng trũng” về thu hút đầu tư như Tây Nguyên.

- Có cơ chế liên kết hoạt động xúc tiến đầu tư giữa các tổ chức từ Trung ương đến địa phương; có sự hỗ trợ quảng bá của các cơ quan truyền thông cho các địa phương về công tác xúc tiến đầu tư. Tăng cường khâu đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB

Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

[2] Phạm Thị Ngọc Bích (2014), “Giải cơn khát vốn FDI cho Nông nghiệp

Việt Nam”, Tạp chí Con số và Sự kiện, số tháng 10/2014.

[3] PGS.TS Trần Thị Minh Châu cùng tập thể tác giả (2007), Về khuyến

khích đầu tư ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4] Chính phủ (2013), Nghị đinh 210/2013/NĐ-CP, về Chính sách khuyến

khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

[5] Chính phủ (2013), Chỉ thị số 09/CT-TTg, Về việc triển khai thực hiện

Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 104 - 116)