Kiểm soát chất lƣợn g QC (Quality Control)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 29 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Kiểm soát chất lƣợn g QC (Quality Control)

Trong phƣơng thức kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm tra không chỉ đƣợc thực hiện ở khâu cuối cùng mà còn đƣợc tiến hành với các công đoạn trong quá trình sản xuất. Về cơ chế quản lý, quyền lực trực tuyến của chủ thể quản lý vẫn đƣợc coi trọng thông qua việc hình thành và thực thi chế độ đốc công nhằm kiểm tra chặt chẽ quá trình lao động của công nhân; đồng thời với cơ chế ấy là việc áp dụng phƣơng pháp kiểm soát sự phù hợp về chất lƣợng ở khâu cuối và ở các công đoạn chính của quá trình. Có thể xem đây là bƣớc tiến so với phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng.

Kiểm soát chất lƣợng là kiểm soát mọi yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lƣợng, bao gồm:

- Kiểm soát con ngƣời thực hiện. Ngƣời thực hiện phải đƣợc đào tạo để có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc. Họ phải đƣợc thông tin đầy đủ về công việc cần thực hiện và kết quả cần đạt đƣợc. Họ phải đƣợc trang bị đầy đủ phƣơng tiện để làm việc.

- Kiểm soát phƣơng pháp và quá trình sản xuất. Các phƣơng pháp và quá trình sản xuất phải đƣợc thiết lập phù hợp với điều kiện sản xuất và phải đƣợc theo dõi, kiểm soát thƣờng xuyên nhằm phát hiện kịp thời những biến động của quá trình.

- Kiểm soát nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải đƣợc lựa chọn. Nguyên vật liệu phải đƣợc kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và trong quá trình bảo quản.

- Kiểm soát, bảo dƣỡng thiết bị. Thiết bị phải đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ và đƣợc bảo dƣỡng, sửa chữa theo đúng quy định.

- Kiểm tra môi trƣờng làm việc, ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện làm việc… Việc kiểm soát chất lƣợng nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất để khắc phục những sai sót ngay trong quá trình thực hiện. Để quá trình kiểm soát

chất lƣợng đạt hiệu quả, tổ chức cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận. Hoạt động kiểm soát chất lƣợng đƣợc tiến hành theo chu trình PDCA.

 Hai phƣơng pháp quản lý trên biểu hiện rất rõ sự tập trung hoá cao độ quyền lực của chủ thể quản lý. Nhờ tăng cƣờng hoạt động kiểm tra chất lƣợng ở khâu cuối cùng mà quá trình sản xuất đƣợc tiến hành chặt chẽ hơn, do đó, tác động tích cực tới việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phƣơng pháp này là triệt tiêu vai trò chủ động tích cực và sáng tạo của các đối tƣợng quản lý. Nó thích hợp với cơ chế quản lý hành chính tập trung, bao cấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 29 - 30)