NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 61 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Sau khi bản câu hỏi nháp đƣợc phác thảo trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, tác giả sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn chuyên sâu đối với 4 nhà quản trị cao cấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng.

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là xem xét tính phù hợp của các yếu tố đƣợc xác định là rào cản/trở ngại thực thi TQM trong các DNNVV đã đƣợc phát triển trong mô hình thang đo lƣờng đề xuất nghiên cứu từ tổng hợp tài liệu. Ngoài ra, nghiên cứu này còn có mục tiêu đánh giá bản câu hỏi phác thảo về mặt từ ngữ sử dụng. Cụ thể là:

+ Xác định các biến số của thang đo rào cản thực hiện TQM đƣợc phát triển từ nghiên cứu tài liệu có thích hợp trong bối cảnh nghiên cứu hiện tại đối với DNNVV ở Đà Nẵng: Biến số nào không phù hợp, biến số nào cần bổ sung?

+ Ngƣời đƣợc hỏi có hiểu nội dung của các câu hỏi hay không?

Qua phỏng vấn các chuyên gia, tác giả đã điều chỉnh về nội dung một số biến quan sát (items) và sau đó hoàn chỉnh bản câu hỏi. Một số điều chỉnh đƣợc thực hiện nhƣ:

Bảng 2.2. Các điều chỉnh nội dung biến quan sát

Nộ un b n đầu Nộ un đ ều ỉn

1. Thiếu sự lãnh đạo của quản lý cấp cao

Thiếu sự lãnh đạo (Xác định mục tiêu, chính sách chất lƣợng;…) và tham gia của quản lý cấp cao đối với vấn đề chất lƣợng

2. Các kế hoạch chiến lƣợc không bao gồm các mục tiêu về chất lƣợng

3. Các kế hoạch thực hiện chất lƣợng thƣờng mơ hồ

Nộ un b n đầu Nộ un đ ều ỉn

4. Hoạch định chiến lƣợc không dựa trên định hƣớng khách hàng 5. Chất lƣợng đƣợc coi nhƣ một hoạt động đọc lập, thiếu sự tƣơng tác, gắn kết giữa các phòng ban Chất lƣợng đƣợc coi nhƣ một hoạt động độc lập, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban

6. Thiếu sự khảo sát ý kiến khách hàng làm cơ sở cho việc cải tiến các vấn đề về chất lƣợng

7. Không đo lƣờng hợp lý về chất lƣợng trên cơ sở đánh giá của khách hàng

8. Nhân viên không đƣợc đào tạo trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về chất lƣợng cũng nhƣ cải tiến chất lƣợng

9. Không hình thành các nhóm để thực hiện các chƣơng trình chất lƣợng 10. Đánh giá thành tích và chính sách khen thƣởng không gắn liền tiêu chí chất lƣợng để có thể khuyến khích nhân viên có sự quan tâm tích cực đến công tác chất lƣợng

11. Không có kế hoạch hợp tác với nhà cung cấp

12. Nhân viên không đƣợc phân quyền để thực hiện những nỗ lực cải thiện chất lƣợng

13. Các hoạt động và sản phẩm của doanh nghiệp không đƣợc so sánh với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để làm chuẩn

Nộ un b n đầu Nộ un đ ều ỉn

14. Không phải tất cả mọi ngƣời đều chịu trách nhiệm về chất lƣợng

15. Không có thời gian cho việc thực hiện công tác quản trị chất lƣợng

16. Chi phí cho chất lƣợng thƣờng cao hơn so với những lợi ích hữu hình mà doanh nghiệp nhận đƣợc

17. Không có sự tham gia của ngƣời lao động trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quản trị chất lƣợng

18. Nhiều nhân viên cảm thấy rằng công tác chất lƣợng là không liên quan đến tình hình của họ và nhiều ngƣời cảm thấy rằng công việc của họ đang bị đe dọa nếu tham gia vào công tác chất lƣợng

Nhiều nhân viên cảm thấy rằng công tác chất lƣợng là không liên quan đến họ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 61 - 63)