Đảm bảo chất lƣợn g QA (Quality Assurance)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 30 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3. Đảm bảo chất lƣợn g QA (Quality Assurance)

Đảm bảo chất lƣợng là phƣơng pháp quản lý chất lƣợng chú trọng việc xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng, trong đó lấy tiêu chuẩn hoá chất lƣợng và cơ chế quản lý theo các quá trình làm nội dung trọng tâm. Hệ thống này vừa chỉ rõ quá trình sản xuất, quá trình dịch vụ sẽ phải đƣợc tiến hành ra sao và theo những chuẩn mực chất lƣợng nào, lại vừa cho phép theo dõi diễn biến của quá trình hình thành chất lƣợng, kiểm soát toàn diện quá trình sản xuất - dịch vụ dựa trên sự quản lý bằng những phƣơng pháp thống kê khoa học. Trách nhiệm bảo đảm và kiểm soát chất lƣợng đƣợc giao cho mỗi ngƣời làm việc trong quá trình chứ không chỉ là việc của thanh tra viên ở bên ngoài. Do đó, kiến tạo chất lƣợng không chỉ là quyền và trách nhiệm của riêng chủ thể quản lý mà còn là của chung tất cả mọi thành viên trong tổ chức. Chiến lƣợc quản lý chất lƣợng này có nhiều hệ thống quản lý, nhƣng tiêu biểu và phổ cập nhất là hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000. Đây là sự đúc kết khoa học và kinh nghiệm quản lý của nhiều quốc gia trong một thời gian dài. Nó nhằm đảm bảo với khách hàng, với xã hội rằng: Khi một tổ chức thiết lập đƣợc một hệ thống quản lý hƣớng vào chất lƣợng theo hƣớng chuẩn hoá và

quy trình hoá thì có thể đảm bảo với khách hàng về việc thực hiện những cam kết chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc công bố.

1.4.4. Kiểm soát chất lƣợng toàn diện - TQC (Total Quality Control)

Armand V. Feigenbaun trong cuốn “Total Quality Control” đã định

nghĩa: “Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất

thể hóa các nỗ lực phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế

nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng”.1

Kiểm soát chất lƣợng toàn diện là một hệ thống quản lý nhằm huy động sự nỗ lực hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong một tổ chức vào quá trình có liên quan đến chất lƣợng từ nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế sản phẩm đến dịch vụ sau bán nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tiết kiệm nhất bằng cách phát hiện và giảm chi phí không chất lƣợng, tối ƣu hóa cơ cấu chi phí chất lƣợng.

Khái niệm TQC đƣợc du nhập vào Nhật Bản vào những năm 1950, đƣợc áp dụng và có những khác biệt nhất định đối với TQC ở Mỹ. Sự khác biệt chủ yếu là ở Nhật Bản có sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. Bởi vậy ở Nhật Bản còn có tên gọi là kiểm soát chất lƣợng toàn công ty - CWQC (Company Wide Quality Control).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 30 - 31)