Quản trị chất lƣợng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 40 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.6.3. Quản trị chất lƣợng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Cũng nhƣ các DNNVV Việt Nam, các DNNVV ở Đà Nẵng có các đặc điểm sau:

Các DNNVV năng động, linh hoạt trƣớc những thay đổi của thị trƣờng, đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phƣơng do DNNVV có khả năng chuyển hƣớng kinh doanh và chuyển hƣớng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của ngƣời lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc. Thực tế không những đúng với nƣớc ta mà còn đúng với các nƣớc khác ở trên thế giới.

Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Mặt khác, DNNVV cũng tồn tại bên trong rất nhiều hạn chế cố hữu sau: Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng nhƣ bổ xung dể thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp vừa và nhỏ của còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.

Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế. Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, đặc biệt

những kiến thức về kinh tế thị trƣờng, về quản trị kinh doanh họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu. Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lƣợng lao động, có tới 75% lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng rơi vào vị thế bất lợi.

Trong công tác quản trị chất lƣợng, các DNNVV Việt Nam cũng đạt đƣợc nhƣng thành tự nhất định. Ngoài các bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001), nhiều các hệ thống khác cũng đang đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam xem xét áp dụng, nhƣ ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trƣờng, HACCP - Hệ thống Phân tích các nguy cơ và Kiểm soát các điểm trọng yếu trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, GMP - Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dƣợc và thực phẩm, OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA 8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội và các hệ thống quản lý chất lƣợng tích hợp hoặc đặc thù nhƣ ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (food chain), ISO/TS 29001 Công nghiệp dầu khí và hóa dầu - Hệ thống quản lý chất lƣợng trong các ngành công nghiệp đặc thù - yêu cầu đối với các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Ngoài các doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức sự nghiệp và các cơ quan hành chính nhà nƣớc cũng đƣợc quan tâm. Ngày 20 tháng 6 năm 2006, Thủ tƣớng

Chính phủ ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc với mục đích từng bƣớc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý dịch vụ công. Việc ban hành và thực hiện Quyết định này của Thủ Tƣớng nhƣ là một biện pháp của Chính phủ trong nỗ lực cải cách hành chính nhằm đạt đƣợc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010 dựa trên những kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất lƣợng. Điều này cho thấy hoạt động quản lý chất lƣợng ở Việt Nam đã có những bƣớc hội nhập quốc tế mạnh mẽ và có chiều sâu.

Tuy nhiên, hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện chƣa thực sự đƣợc các tổ chức quan tâm, có chăng chỉ một số ít các doanh nghiệp lớn. Điều này đúng với cả DNNVV Việt Nam cũng nhƣ DNNVV Đà Nẵng. Một hệ thống quản lý chất lƣợng hiệu quả sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, giảm thiểu ô nhiễm, đƣợc cộng đồng ủng hộ. Đây sẽ là động lực thúc đẩy tiến trình “cải thiện liên tục”, giúp bổ trợ, củng cố và cải thiện các quy trình hoạt động khác nhƣ quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, từ đó giảm thiểu chi phí hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhƣng tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, việc phát triển bền vững vẫn còn đƣợc xem nhƣ một phần cam kết kinh doanh, điều kiện của hợp đồng buộc phải thực hiện… chứ chƣa trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý, hoặc đƣợc dùng nhƣ một đòn bẩy kinh tế, một công cụ cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, cải thiện chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất bằng tiết giảm năng lƣợng.

Trong điều kiện quốc tế còn nhiều khó khăn, phải nói rằng hƣớng doah nghiệp tới việc xây dựng hệ thống quản trị chất lƣợng toàn diện để phát triển bền vững là cả một quá trình chứ không thể ngày một ngày hai làm ngay

đƣợc. Nghiên cứu sẽ đi sâu hơn về những rào cản mà các doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) rào cản thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu tại đà nẵng (Trang 40 - 43)