Nhiệm vụ của hoạt động quản trị nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 27 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhiệm vụ của hoạt động quản trị nợ có vấn đề

- Hoạch định phương hướng nhằm vào việc nhận biết các dấu hiệu của

một khoản cho vay có vấn đề, xác định nguyên nhân dẫn đến các khoản cho vay có vấn đề. Kế hoạch chỉ ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được: giới hạn an toàn cần đạt được, mức độ sai sót có thể chấp nhận được.

- Tổ chức cơ cấu và xác định công việc cụ thể cần làm: tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế, cơ chế, quy trình liên quan đến hoạt động quản trị nợ có vấn đề. Lựa chọn sử dụng những công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro trong cho vay; tổ chức biện pháp phối hợp các cá nhân và các công cụ, kỹ thuật nói trên, khắc phục hậu quả do các khoản nợ có vấn đề gây ra.

- Lãnh đạo nhân viên thực hiện các quy trình nghiệp vụ, áp dụng các

công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro trong cho vay, xử lý và giải quyết hậu quả do nợ có vấn đề gây ra một cách nghiêm túc.

- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch đã hoạch định, theo dõi hoạt động kinh doanh, các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động quản trị nợ có vấn đề, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp xử lý, trả lời các vướng mắc cụ thể về nghiệp vụ xử lý nợ;

1.4. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ

Nội dung của hoạt động quản trị nợ có vấn đề có thể tiếp cận theo những góc độ khác nhau; theo cách tiếp cận từ thực tế hoạt động cho vay tại ngân hàng, để đạt được mục tiêu quản trị nợ có vấn đề cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

1.4.1. Xác định khoản nợ có vấn đề

Đối với CBTD, việc có thể xác định được sớm những khoản nợ có vấn đề là rất quan trọng, bởi vì cần thiết phải tiến hành các biện pháp bổ sung, chỉnh sửa ngay trước khi tình hình trở nên không thể phục hồi lại được. CBTD phải có khả năng xác định và hiểu đúng các dấu hiệu nguy hiểm của khoản cho vay, cụ thể:

a. Các du hiu t phía khách hàng

- Nhóm 1: Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

+ Về tài khoản tiền gởi: Xuất hiện việc phát hành séc quá số dư; Khó khăn trong thanh toán lương, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán các món nợ đến hạn; Sự sụt giảm về số dư trên tài khoản tiền gởi; Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau

+ Về tài khoản tiền vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng, thanh toán chậm các khoản gốc và lãi; Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo nợ; Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến…

+ Về phương thức tài chính: Sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho nhu cầu dài hạn; Chấp nhận các nguồn tài trợ với chi phí đắt, giảm khoản phải

trả và tăng khoản phải thu; Các hệ số thanh toán biến động theo chiều hướng xấu, vốn điều lệ có chiều hướng sụt giảm.

- Nhóm 2: Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng như: có sự thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban

điều hành, hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị điều hành độc đoán, hoặc ngược lại quá phân tán, việc lập kế hoạch không đầy đủ, quản lý có tính gia đình, có tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Nhóm 3: Các dấu hiệu liên quan đến các thông tin tài chính, kế toán của khách hàng như chậm trễ, trì hoãn việc nộp các báo cáo tài chính, các số

liệu tài chính không đầy đủ hoặc qua phân tích các chỉ tiêu tàì chính cho thấy có sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, tiền mặt sụt giảm đột ngột, doanh số gia tăng nhưng tiền lãi ít hay không có lãi, những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp, lãi ròng trên doanh số bán, lượng hàng tồn kho tăng nhanh, phải thu tăng nhanh, thời gian nợ kéo dài, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, nguồn vốn không đủ trả nợ theo kế hoạch, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra tàỉ sản vô hình,...

b. Các du hiu t khon vay

- Khoản vay thường xuyên chậm trả lãi vào những ngày cố định đã thỏa thuận và hoặc phải nhắc nhở khách hàng mới trả; vốn vay không được sử dụng đúng mục đích; dòng tiền vay đi vào nhiều luồng với thời gian quay vòng chậm; kế hoạch trả nợ và nguồn hoàn trả không hợp lý.

- Hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong hồ sơ vay bị nghi ngờ; giá trị thực tế của TSĐB thấp; Qui trình cho vay không được tuân thủ theo đúng qui định của ngân hàng; CBTD có mối quan hệ đặc biệt với khách hàng; Không thể kiểm tra được hoặc kiểm tra sơ sài tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay.

thay đổi về lãi suất, tỷ giá, thị hiếu, kỹ thuật mới hay mất nhà cung ứng, khách hàng lớn hoặc xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, sự thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước, nhất là sự tác động của chính sách thuế, môi trường, điều kiện thành lập và hoạt động hay sản phẩm của khách hàng có tính thời vụ cũng là những nguyên nhân làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.

Những nguyên nhân thường gây ra vấn đề trong các khoản vay thương mại và kinh doanh có thể được chia ra làm 4 loại, là: quản lý sai, suy giảm tài chính, bất lợi khác và lừa dối. Nhiều khoản vay có đủ cả 4 yếu tố này. Quản lý sai là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những thất bại trong kinh doanh của khách hàng. Quản lý sai tức là muốn nói đến sự thiếu năng lực điều hành công việc sản xuất kinh doanh và tài chính. Sự suy giảm tài chính do giảm giá trên thị trường, và các thay đổi xu hướng kinh tế theo chu kỳ cũng góp phần làm giảm sút tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Những bất lợi khác bao gồm các yếu tố ngoài tầm kiểm soát như thời tiết, thiên tai, bệnh tật và chết chóc. Lừa dối tức là do khách hàng cung cấp sai về tình trạng tài chính, mục đích khoản vay và khả năng hoàn trả của mình.

Khi CBTD nhận thấy khả năng hoàn trả của khoản cho vay bắt đầu có vấn đề thì nhất thiết phải tiến hành ngay các bước để đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó. Phương thức sửa sai phải áp dụng sẽ phụ thuộc vào tình hình tài sản thế chấp, khả năng hoàn trả, phạm vi quan hệ của khách hàng với các chủ nợ khác và thái độ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)