8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.7. Các giải pháp khác
a. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ ngân hàng
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Chi nhánh cần phải áp dụng công nghệ thông tin vào việc giám sát các khoản nợ vay một cách khoa học nhằm hạn chế về mặt thời gian, nhân lực. Đặc biệt Chi nhánh cần thường xuyên tìm hiểu thông tin về tình hình các khách hàng qua cổng thông tin tín dụng CIC trước khi cho vay để hạn chế các rủi ro xảy ra trong quá trình cho vay.
b. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Để hạn chế rủi ro tín dụng, phòng ngừa các hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác tín dụng nói chung và cán bộ làm công tác quản lý nợ có vấn đề nói riêng, gắn trách nhiệm với quyền lợi.
- CBTD có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, họ là người mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng song cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vây, để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng, ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản:
+ Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín.
+ Có khả năng ngoại ngữ, tin học vì đây là điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án…
+ Có phẩm chất đạo đức: đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với CBTD, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.
+ Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp, CBTD tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.
- Ngoài ra, hoạt động quản trị nợ có vấn đề của ngân hàng luôn có những đặc thù nhất định, các cán bộ làm công tác quản lý nợ có vấn đề phải là những cán bộ đã có kinh nghiệm làm nghiệp vụ tín dụng, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến tín dụng cũng như phải nắm rõ được các quy định của pháp luật, của ngành ngân hàng về quản lý nợ, có trình độ chuyên môn nhất định và thực sự linh hoạt trong các phương án quản lý nợ có vấn đề.
Các cán bộ làm công tác quản lý nợ có vấn đề bên cạnh việc trau dồi, nâng cao các kiến thức chuyên môn cần phải được đào tạo về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên cập nhật các thông tin về các lĩnh vực có liên quan để phục vụ cho công tác chuyên môn.
Mặt khác, các cán bộ trong hệ thống xử lý nợ có vấn đề nói riêng và công tác xử lý nợ nói chung cần phải được giải phóng khỏi tư tưởng cho rằng mình hẩm hiu, thua thiệt khi được giao nhiệm vụ. Trên thực tế đây là công tác nghiệp vụ tạo ra thu nhập cho ngân hàng, về mặt chuyên môn phải xử lý các mối quan hệ với khách hàng và đối tác xử lý nợ đa dạng và phức tạp, đặc biệt là các trường hợp khách hàng nợ gặp khó khăn trong kinh doanh, thiếu thiện chí hợp tác, nhiệm vụ của cán bộ xử lý nợ là luôn phải kiên trì, nỗ lực trước nhiều sự việc bế tắc, dễ bi quan…Do đó việc bố trí, phân công cán bộ cho nhiệm vụ này không thể xem nhẹ, phải lựa chọn cán bộ đủ nhiệt tình, quyết tâm và có kinh nghiệm, hiểu biết công tác tín dụng, công tác khách hàng. Phải
có chính sách động viên, đánh giá thích hợp để cán bộ làm công tác này có thể toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ.