Thực hiện phương án xử lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 33 - 39)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.4. Thực hiện phương án xử lý nợ có vấn đề

Khi nhận biết được các dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề, đồng nghĩa với việc xác định được nguyên nhân cũng như đánh giá từng khoản nợ, từng khách hàng, ngân hàng cho vay sẽ có những biện pháp cụ thể sau:

a. Cho vay duy trì hot động (cho vay thêm)

Cho vay duy trì hoạt động là một biện pháp xử lý nợ có vấn đề, theo đó ngân hàng sẽ xem xét, tiếp tục cho vay theo qui định hiện hành, hoặc theo điều kiện của ngân hàng cho vay bảo đảm thu hồi đủ nợ gốc, lãi của khoản cho vay mới và một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ. Trường hợp phương án/dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, và ngân hàng xét thấy khả năng phương án/dự án có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét cho vay thêm, tuy nhiên việc cho vay thêm chỉ được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo hiện hành của NHTM theo nguyên tắc:

- Phải thẩm định khách hàng và phương án/dự án rất kỹ lưỡng đảm bảo các điều kiện về nguyên tắc cấp tín dụng theo quy chế hiện hành của NHTM.

- Phương án/dự án vay vốn phải khả thi và đảm bảo thu hồi gốc và lãi cho vay.

- Phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ khoản vay mới, tránh tình trạng lợi dụng cho vay đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ để che giấu nợ xấu tiềm ẩn.

b. B sung tài sn đảm bo

Khi khoản vay có dấu hiệu bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, giá trị TSĐB có khả năng bán thấp hơn dư nợ vay thì việc bổ sung TSĐB là cần

thiết và đây cũng là một biện pháp để xử lý nợ có vấn đề. Không nhất thiết chỉ bổ sung tài sản hữu hình mà kể cả tài sản vô hình như cổ phiếu, trái phiếu, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng, thương hiệu và tài sản hình thành trong tương lai…Việc thực hiện bổ sung các biện pháp bảo đảm này phải được quy định thành văn bản thỏa thuận và là một phần bổ sung cho hợp đồng tín dụng hiện hành.

c. Cơ cu li thi hn tr n: có 2 phương thức:

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc ngân hàng cho vay chấp thuận thay

đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay (bao gồm cả điều chỉnh số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn) trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giúp khách hàng chủ động hơn trong việc thu xếp nguồn trả nợ của mình đối với ngân hàng. Ví dụ thay vì trả nợ đều hàng tháng thì điều chỉnh cho khách hàng trả nợ theo quí, tháng đầu không có nguồn thu tháng thứ hai và ba nguồn thu dồi dào thì tháng cuối quí phải trả hết phần nợ đã cam kết trong quí.

- Gia hạn nợ vay: là việc ngân hàng cho vay chấp thuận kéo dài thêm

một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước trong hợp đồng tín dụng và/hoặc giấy nhận nợ. Ngân hàng cho vay chỉ giải quyết cho khách hàng gia hạn nợ với những nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn thu của khách hàng bị chậm như: thời tiết, khí hậu thay đổi làm cho mùa thu hoạch phải kéo dài; bên mua hàng gặp khó khăn chưa thanh toán đúng hạn…

d. Pht quá hn và chuyn nhóm n phù hp

Nếu CBTD xác minh những lý do xin gia hạn của khách hàng là không hợp lệ hoặc nếu gia hạn thì khách hàng vẫn không có khả năng trả được nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám

sát nguồn thu để thu nợ. Việc chuyển nợ quá hạn được thực hiện như sau: - Đến kỳ hạn/kỳ hạn cuối cùng trả nợ gốc đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả đúng hạn số nợ gốc phải trả hoặc nợ lãi phải trả của kỳ hạn đó/kỳ hạn cuối cùng và không được ngân hàng chấp thuận gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc/nợ lãi, thì ngân hàng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

- Đối với trường hợp khách hàng có khả năng chậm trả lãi vốn vay một số ngày làm việc so với kỳ hạn trả lãi đã thỏa thuận, Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp:

+ Hướng dẫn cho khách hàng vay biết và thực hiện thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng về chuyển nợ quá hạn;

+ Chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ lãi đúng hạn;

+ Thỏa thuận với khách hàng định kỳ thu lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc có thể thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về việc quá một số ngày làm việc nhất định so với kỳ hạn trả lãi mà khách hàng vay không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì Ngân hàng chuyển nợ gốc khoản vay đó sang nợ quá hạn.

e. Thc hin khoanh n, xóa n

- Khoanh nợ: là tuyên bố của chủ nợ rằng một số nợ không có khả năng

được thu hồi trong thời điểm hiện tại nên phải khoanh lại và khi nợ được khoanh thì ngân hàng sẽ không tính lãi phát sinh. Kể từ thời điểm khoanh, khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh thực sự khả thi để được ngân hàng tiếp tục cho vay mới để trả nợ mới và trả dần nợ đã khoanh. Khoản nợ đã khoanh vẫn hạch toán ở nội bảng và vẫn phải trích lập DPRR.

- Xóa nợ: là việc NHTM dùng nguồn từ quỹ DPRR để xóa khoản nợ không còn khả năng thu hồi và xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán.

f. X lý các tài sn đảm bo tin vay

- Xử lý theo thỏa thuận là (i) việc ngân hàng cho vay và bên có TSĐB

cùng phối hợp, thỏa thuận, xác định giá bán tài sản và tổ chức bán tài sản; (ii) hoặc ngân hàng cho vay và bên có TSĐB thỏa thuận giao cho ngân hàng cho vay tự tổ chức bán tài sản hoặc bên có tài sản tự bán hoặc bán theo phương thức ủy quyền qua Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiêp.

- Xử lý theo cơ quan tài phán (Tòa án): Khi bản án hoặc quyết định của

Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc xử lý TSĐB được thực hiện tại cơ quan thi hành án các cấp tùy theo địa danh hành chính của TSĐB tọa lạc.

g. Gim/min lãi vay

- Giảm lãi là việc NHTM giảm một phần lãi vay trong hạn và/hoặc lãi

phạt quá hạn chưa trả của khách hàng vay vốn.

- Miễn lãi là việc NHTM miễn toàn bộ lãi vay trong hạn và/hoặc lãi

phạt quá hạn chưa trả của khách hàng vay vốn.

Việc giảm, miễn lãi cũng là một biện pháp xử lý nợ có vấn đề để tạo điều kiện cho khách hàng vay bớt khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng đúng hạn và được thực hiện theo qui trình của NHTM, tuy nhiên việc giảm miễn lãi cần có điều kiện nhất định.

h. Chđịnh đại din tham gia qun lý doanh nghip

Trong trường hợp mà khách hàng thực hiện mọi biện pháp mà vẫn không thể trả được nợ vay và cơ quan có thẩm quyền quy định giao cho ngân hàng quyền được tham gia quản lý doanh nghiệp:

- Ngân hàng cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp, tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nhằm theo dõi sát sao từng biểu hiện bất thường đối với những khoản vay cần theo dõi; tư vấn giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn; đưa ra quyết định xử lý kịp thời với những diễn biến đang xảy ra, hạn chế tối đa tổn thất.

- Trường hợp có thể tham gia góp vốn qua hình thức mua cổ phần, liên doanh hoặc chuyển đổi nợ thành vốn góp, khách hàng phải lập được phương án góp vốn và phương án kinh doanh khả thi để trình lên cấp có thẩm quyền của Ngân hàng phê duyệt.

i. X lý n tn đọng

vLoại 1: Nợ tồn đọng có TSĐB

- Đối với nợ có TSĐB là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa án giao cho ngân hàng thì ngân hàng hoặc ủy thác cho Công ty Quản lý nợ & Khai thác tài sản (AMC) chủ động xử lý theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trường; bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá; bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước (DATC). Tiền bán TSĐB được xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí theo quy định (nếu có).

- Đối với nợ có TSĐB thuộc những vụ án đã được Tòa án phán quyết giao ngân hàng xử lý nhưng chưa được giao, ngân hàng tập hợp trình các cấp có thẩm quyền yêu cầu cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho ngân hàng để xử lý.

- Đối với nợ có TSĐB chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp, tập hợp trình các cấp có thầm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để ngân hàng bán nhanh tài sản thu hồi nợ.

- Đối với nợ có TSBĐ mà nếu để nguyên thì không thể bán được, mà phải cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản thì mới có thể bán được, thì phải lập phương án cụ thể trình cấp có thầm quyền phê duyệt.

vLoại 2: Nợ không có TSĐB và không có đối tượng để thu hồi

Ngân hàng cho vay thực hiện phân loại, lập hồ sơ và tổng hợp theo hướng dẫn của Ngân hàng Trụ sở chính, trình Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ xem xét cấp nguồn xử lý. Những khoản nợ loại 2 không được Chính phủ

xử lý thì tập hợp trình xử lý rủi ro theo quy định hiện hành của NHTM.

v Loại 3: Nợ tồn đọng không có TSBĐ và con nợ còn tồn tại, hoạt

động

- Trường hợp khách hàng có khả năng trả nợ: phải đôn đốc thu hồi nợ. - Trường hợp chây ỳ: đề nghị cơ quan pháp luật xử lý.

- Trường hợp khách hàng không còn nguồn nào để trả được nợ, cần phải lập phương án xử lý cụ thể và trình cho cấp có thẩm quyền theo các văn bản pháp lý hiện hành hoặc theo qui định của NHTM. Các biện pháp tổ chức khai thác có thể là chuyển nợ thành vốn góp kinh doanh, liên doanh, mua cổ phần, bán nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ.

j. Thanh lý doanh nghip

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trình tự và thủ tục theo qui định của Luật phá sản doanh nghiệp.

Ngân hàng chủ động áp dụng những quy định của pháp luật để thực hiện thanh lý doanh nghiệp trong trường hợp:

- Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không còn khả năng phục hồi.

- Đã thực hiện các biện pháp tổ chức khai thác nhưng vẫn không thu hồi được nợ.

k. Khi kin

Ngân hàng tiến hành khởi kiện người vay ra các cơ quan tài phán trong trường hợp:

- Khoản vay khó đòi, tồn đọng mặc dù Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp xử lý tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không thu hồi được nợ.

- Xảy ra tranh chấp giữa Ngân hàng và khách hàng vay hoặc với bên thứ ba khi mà giải quyết qua con đường thương lượng không đạt kết quả.

- Con nợ có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ỳ việc thu hồi nợ mặc dù ngân hàng đã thực hiện các biện pháp thu nợ thông thường nhưng không có kết quả.

Ngân hàng tiến hành các thủ tục khởi kiện con nợ ra tòa để thu hồi nợ theo đúng trình tự tố tụng của pháp luật .

l. Bán n

- Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ thích hợp.

- Bán cho các tổ chức có chức năng mua bán nợ của Chính phủ hoặc của các NHTM khác.

- Ủy thác cho công ty Quản lý Nợ & Khai thác Tài sản.

- Bán qua tư vấn của Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (AMC) hoặc trên thị trường.

m. S dng d phòng để x lý ri ro

Về nguyên tắc biện pháp này chỉ áp dụng đối với những khoản nợ xấu, sau khi ngân hàng đã áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục, xử lý mà không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã xử lý hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi) hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, không thể khắc phục được.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 33 - 39)