Đánh giá khoản nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 30 - 32)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Đánh giá khoản nợ có vấn đề

Sau khi CBTD đã thu nhập được nhiều thông tin, bước tiếp theo là liên lạc trực tiếp với khách hàng để đánh giá khoản nợ này.

Việc thực hiện gặp gỡ khách hàng để tìm biện pháp khắc phục các khoản cho vay có vấn đề được giao cho bộ phận chuyên môn hoá (có thể giao

cho một chuyên gia chuyên trách hay một tổ riêng của phòng tín dụng hoặc thành lập một phòng quản lý rủi ro cao).Việc chuyên môn hoá sẽ có nhiều lợi ích như người được phân công không bị phân tâm bởi công việc khác, dễ dàng áp dụng các biện pháp mạnh nếu cần, hoặc đánh giá vấn đề không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá khứ.

Để đảm bảo kết quả tốt trong cuộc gặp gỡ, cán bộ phụ trách cần phải chuẩn bị và chắc chắn: hồ sơ của ngân hàng đầy đủ và cập nhật mới như giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính, hồ sơ TSĐB… Các hồ sơ phải đảm bảo trung thực, hợp pháp nhất là các hồ sơ ghi lại những thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, hồ sơ về quyết định tín dụng của ngân hàng. Tất cả các giấy tờ về TSĐB phải được kiểm tra và tin rằng chúng đầy đủ, có hiệu lực. Tiến hành định giá lại TSĐB để nắm được giá trị hiện tại của chúng. Chuẩn bị các dữ kiện chắc chắn để khách hàng công nhận tất cả các vấn đề liên quan đến khoản vay. Xem xét các cơ hội nào có thể gia tăng TSĐB không. Nắm vững khách hàng có khoản vay nào khác ngoài ngân hàng không.

Sau khi chuẩn bị tốt, cán bộ phụ trách tiến hành gặp gỡ khách hàng. Đích cuối cùng của cuộc gặp này là cho khách hàng biết rõ quan điểm của ngân hàng về khoản vay này và mong muốn của ngân hàng. Những vấn đề cần thông báo cho khách hàng bao gồm:

- Những khó khăn và tính chất của những khó khăn mà ngân hàng cho rằng sẽ làm mất an toàn khoản cho vay.

- Với lý do đó, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát để đưa các biện pháp phòng ngừa, giảm bớt thiệt hại.

- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về xây dựng một phương án khắc phục thích hợp như báo cáo tài chính hiện tại, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, dự đoán khả năng thiếu tiền trong năm tài chính,dự kiến của khách

hàng khị tự mình giải quyết các khoản nợ như thế nào.

Kết quả nếu khách hàng đồng ý hợp tác cùng giải quyết các điểm yếu của khoản tín dụng thì đó là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, nếu khách hàng không đồng ý với nhận định của ngân hàng và không tỏ ý hợp tác thì ngân hàng vẫn phải tìm tiếng nói chung. Mặt khác, phải chuẩn bị các dữ kiện liên quan đến khách hàng đề đối phó với tình huống này một cách chủ động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)