Giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề đã phát sinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 91 - 102)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6.Giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề đã phát sinh

a. Xây dng kế hoch, phương án x lý n theo tình hình các khon n có vn đề

Trên cơ sở phân tích từng loại nợ có vấn đề, từ đó phân thành nợ có vấn đề có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi mà xử lý bằng TSĐB. Ngân hàng cần chủ động đề ra và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp.

- Đối với các khoản nợ có vấn đề vẫn còn khả năng thu hồi: trong loại

này ngân hàng cũng cần phân loại chi tiết trên cơ sở nguyên nhân hình thành nên nợ có vấn đề:

+ Đối với khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng nhưng bị thua lỗ do nguyên nhân khách quan dẫn tới hình thành nợ có vấn đề, ngân hàng nên xem xét đánh giá lại thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra

biện pháp khôi phục và nếu tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đó còn có triển vọng và doanh nghiệp có kế hoạch khắc phục hiệu quả thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp tiếp tục cho đơn vị đó vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trả nợ ngân hàng. Ngân hàng áp dụng biện pháp "nuôi nợ để trả nợ", trong trường hợp này ngân hàng nên giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra ngân hàng cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong khả năng của mình, giúp cho đơn vị trong việc quyết định sản phẩm sản xuất, hạ giá bán, phát triển mạng lưới tiêu thụ… Đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp để thu hồi nợ.

+ Đối với những khách hàng phát sinh nợ có vấn đề do nguyên nhân chủ quan như dự án đầu tư kém hiệu quả do công tác nghiên cứu điều tra thị trường không tốt, quản lý đầu tư và vận hành kém, vật tư hàng hoá đơn vị bị ứ đọng, tiêu thụ chậm, năng lực kinh doanh giảm sút, ngân hàng nên đôn đốc họ nên bán hàng hoá hoặc tìm mọi nguồn khác để thu hồi được vốn nhanh. Trường hợp hàng hoá bị ứ đọng do chất lượng kém hoặc do lạc hậu, lỗi thời thì ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải chấp nhận bán hạ giá thậm chí chịu lỗ để hoàn trả vốn cho ngân hàng, giảm thiểu thiệt hại cho chính khách hàng và ngân hàng. Đối với trường hợp này, sau khi thu hồi nợ, ngân hàng nên xem xét việc thẩm định các yêu cầu khi cho vay vốn, điều chỉnh lại hạn mức tín dụng. Đối với những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì phải tìm cách thu hồi vốn ngay. Đối với những khách hàng có biểu hiện chây ì, dây dưa, để nợ xấu kéo dài thì ngân hàng cần phối kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thu hồi nợ và làm dứt điểm từng trường hợp.

- Đối với khoản nợ có vấn đề không có khả năng thanh toán mà phải xử

lý bằng tài sản thế chấp: Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy định việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố cho ngân hàng, đã tăng tính chủ động

cho ngân hàng trong việc xử lý TSĐB. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc phát mại tài sản gặp khó khăn do số tiền phát mại nhỏ hơn số vốn cần phải thu hồi, thời gian phát mại dài nhiều chi phí phát sinh thậm chí là không phát mại được, mặt khác tính hợp pháp, thanh khoản của TSĐB cũng là một vấn đề. Nhưng xử lý TSĐB không nên chỉ chú trọng vào phát mại tài sản đảm bảo. Ngân hàng thu hồi nợ có vấn đề nên áp dụng những biện pháp sau:

+ Dùng tài sản để cho thuê và trực tiếp thu tiền.

+ Dùng tài sản đó làm vốn góp liên doanh, cổ phần: Với hình thức này, ngân hàng chuyển từ hình thức cho vay sang hinh thức góp vốn và tham gia vào điều hành hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra chặt chẽ, giám sát dòng tiền doanh nghiệp để thu dần các khoản nợ còn lại hoặc chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhượng cổ phần nhằm thu hồi vốn.

+ Liên hệ với các ngân hàng khác có nhiều tài sản thế chấp không bán được để cùng bán nhằm giảm chi phí hoặc thông qua công ty mua bán nợ để xử lý những tài sản này.

+ Nếu địa điểm của tài sản thế chấp thuận lợi ngân hàng có thể thu hồi và sử dụng nó làm địa điểm giao dịch để tiết kiệm chi phí thuê trụ sở.

Phát mại tài sản để thu nợ là biện pháp cuối cùng. Quy trình thủ tục phát mại cần thực hiện theo đúng luật định. Nợ có vấn đề là điều không mong muốn của ngân hàng. Song nếu đã xảy ra thì ngân hàng phải có biện pháp đồng bộ, triệt để để thu hồi hoặc cơ cấu lại theo hướng tích cực nhất.

b. Đẩy mnh công tác x lý n có vn đề

vTiếp tục tái cấu trúc các khoản nợ có vấn đề một cách hữu hiệu nhất

- Thứ nhất, giải phóng khoản phải thu và tăng cường quản lý dòng tiền của khách hàng.

Trong cơ chế thị trường, ngoài khoản vay ngân hàng, các khách hàng còn chiếm dụng vốn của nhau thông qua mua, bán chịu, dẫn đến nhiều doanh

nghiệp hàng tồn kho nhiều, khoản phải thu lớn nên nợ ngân hàng không trả được đã phải xin gia hạn hoặc giãn nợ. Để giải quyết tình trạng này, Chi nhánh nên cho vay theo cơ chế tín dụng hiện hành đối với Người mua (kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính đủ mạnh) của khách hàng đang có dư nợ tại Chi nhánh để thanh toán các khoản phải thu, đồng thời thu nợ vay của khách hàng. Người mua là các doanh nghiệp có uy tín lớn trên thị trường; là khách hàng của Chi nhánh hoăc cùng hệ thống Eximbank để xem xét cho vay người mua theo qui định cho vay hiện hành để thu nợ khách hàng; hoặc xem xét cho vay đối tượng Người mua để thanh toán tiền hàng cho khách hàng (chưa phát sinh khoản phải thu). Khoản cho vay đối với người mua phải được sử dụng để thu nợ khách hàng đang nợ đã gia hạn tại Eximbank và chỉ áp dụng cho vay khi khách hàng có TSĐB.

Mặt khác, khi khách hàng đã được cấu trúc các khoản nợ vay, song dự nợ giảm chậm không đúng theo lộ trình và cam kết, thì để quản lý được dòng tiền cho vay yêu cầu đặt ra là CBTD phải phân tích và đánh giá được cho vay theo hợp đồng kinh tế nào, tiền chuyển để mua nguyên liệu gì và thành phẩm là bao nhiêu, bán cho ai? Dư nợ Chi nhánh cho vay chiếm bao nhiêu thị phần trong tổng dư nợ khách hàng vay nhiều TCTD. Trên cơ sở đó mới nắm bắt được dòng tiền, cụ thể khi hàng hóa tồn kho giảm thì dư nợ vay ngân hàng phải giảm, hoặc doanh số bán hàng tăng lên tương ứng với dư nợ vay ngân hàng giảm. Tránh tình trạng khách hàng dùng tiền bán hàng trả cho dư nợ vay ngân hàng khác…

- Thứ hai, phá tảng băng nợ có vấn đề (đã tái cơ cấu).

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, nhiều khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặc dù ngành ngân hàng đã áp dụng hạ lãi suất cho vay nhiều lần, nhưng doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được vì nợ cũ có vấn đã

gia hạn nhiều lần chưa giảm, do chưa giải phóng được hàng hóa tồn kho…và doanh nghiệp đã đột phá bằng phương án mới như thay đổi mẫu mã sản phẩm, ký được hợp đồng mới…

Để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn Chi nhánh nên: Cho vay theo cơ chế tín dụng hiện hành đối với phương án mới khả thi, hiệu quả, tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng. Chi nhánh phải quản lý chặt nguồn thu này, ưu tiên trả nợ mới trước, phần nợ cũ được cơ cấu và phân loại nợ đúng theo qui định và thu dần theo thời hạn đã được cơ cấu.

Đối với những khoản nợ quá hạn trả nhưng khách hàng chưa có nguồn để thanh toàn, Chi nhánh nên cơ cấu lại thời hạn trả nợ (giữ nguyên nhóm nợ) đối với khoản vay đã quá hạn của khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cơ cấu nợ hiện hành và có khả năng trả nợ theo thời hạn đã cơ cấu nhưng Chi nhánh chưa thực hiện cơ cấu nợ cho khách hàng trước khi đến hạn.

- Thứ ba, trường hợp khách hàng dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư

trung hạn.

Cấu trúc lại tài chính cho khách hàng thông qua việc chuyển nợ vay ngắn hạn mà khách hàng đã sử dụng để đầu tư dự án/tài sản cố định/công trình có nguồn thu dài hạn thành nợ vay trung hạn để tránh áp lực trả nợ ngắn hạn.

Chi nhánh thực hiện rà soát danh sách khách hàng vay ngắn hạn (đang còn dư nợ, kể cả khoản nợ đến hạn thanh toán) mà khách hàng đã sử dụng để đầu tư dự án/ Tài sản cố định/công trình (có bản chất là khoản đầu tư trung hạn).Trên cơ sở đó đề nghị khách hàng lập hồ sơ dự án vay vốn theo qui định; Kiểm tra, thẩm định khoản vay trung hạn theo đúng qui định hiện hành với các điều kiện như sau:

+ Dự án đầu tư/Tài sản cố định đã hoàn thành, đang trong thời gian khai thác thuộc ngành hàng kinh doanh chính của khách hàng, có đủ hồ sơ

pháp lý, hồ sơ chứng từ để triển khai thực hiện cơ cấu lại nợ của dự án; có tính khả thi cao, hiệu quả, công nghệ hiện đại, chất lượng thiết bị mới, có khả năng trả nợ vay.

+ Khách hàng có đủ các nguồn vốn khác ngoài vốn vay ngân hàng như: vốn chủ sở hữu; vốn tự có và huy động khác để đầu tư dự án, tài sản cố định hoặc tài liệu chứng minh thu xếp đủ các nguồn vốn để đầu tư dự án.

+ Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy khách hàng đã sử dụng vốn vay để đầu tư dự án/ Tài sản cố định (kèm theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu…để chứng minh). Máy móc thiết bị, tài sản cố định tốt đang vận hành để tạo ra sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trên thị trường.

+ Đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình mua nhà, đất (không phải để đầu cơ bất động sản) và hoặc xây nhà; sửa chữa nhà ở ở và cho thuê. Chi nhánh chỉ thực hiện khi khách hàng có nhu cầu xin cấu trúc lại khoản vay trên cơ sở đánh giá nguồn trả nợ trung hạn của khách hàng.

- Thứ tư, quảng bá và kêu gọi đầu tư.

Mở rộng cho vay các doanh nghiệp/cá nhân có năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác tốt hơn mua lại các dự án/tài sản cố định của các khách hàng khó khăn để thu hồi nợ vay.

Thực hiện giải pháp này yêu cầu Chi nhánh phải lựa chọn khách hàng có khả năng triển khai, vận hành dự án hoặc khai thác tài sản cố định tốt hơn để cho vay các doanh nghiệp/cá nhân này mua lại dự án /tài sản cố định. Không cho bên mua vay vượt quá dự nợ hiện tại của khoản vay dự án/tài sản cố định, tiền vay được sử dụng để thu nợ, không được chuyển cho khách hàng sử dụng.

v Yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo

Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động chủ yếu là từ vốn vay ngân hàng, vốn điều lệ hoặc vốn pháp định đã đầu tư vào tài sản cố định, và

giá trị tài sản này đã thế chấp vay vốn ngân hàng khác, hoặc đang vay tại Chi nhánh, sau một thời gian vay, khoản vay đã bất ổn, giá trị TSĐB giảm dần do khấu hao, khi định giá lại thì thấp hơn nhiều khỏan nợ đã vay, Chi nhánh phải tái cơ cấu nhiều lần để nợ không chuyển nhóm cao hơn. Giải pháp này được bổ sung như sau:

- Cho vay thế chấp kho hàng; cho vay thế chấp hàng hóa luân chuyển; Bổ sung tài sản của các thành viên hoặc cổ đông trong Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên doanh nghiệp để ràng buộc trách nhiệm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

- Thế chấp bằng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng kinh tế. Áp dụng đối với doanh nghiệp lớn như là một biện pháp bảo đảm bổ sung.

- Đối với các doanh nghiệp là đơn vị thành viên của các Tổng Công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tế trước khi xử lý tái cơ cấu nợ vay phải yêu cầu đơn vị chủ quản thực hiện biên pháp bảo lãnh bằng tín nhiệm để thuận lợi cho việc xử lý khi hết thời hạn cơ cấu mà doanh nghiệp vẫn không trả được nợ.

v Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ có vấn đề:

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng

Một số khách hàng do gặp khó khăn tạm thời trong nguồn thu nên không trả được nợ đúng hạn và đã xảy ra nợ có vấn đề. Ngân hàng cử cán bộ đến động viên khuyến khích khách hàng huy động mọi nguồn lực để trả hết nợ xấu cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay giúp khách hàng có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Cán bộ ngân hàng phải theo dõi sát hoạt động sản xuất kinh doanh của tìiách hàng vay đã phát sinh nợ có vấn đề, theo dõi sát dòng tiền vào của khách hàng nhằm thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách hàng sử dụng vào mục đích khác.

Ngân hàng yêu cầu khách hàng báo cáo chi tiết tình hình công nợ, các khoản phải thu. Ngân hàng cùng phối hợp với khách hàng đánh giá khả năng thu hồi công nợ, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thực hiện thu hồi công nợ.

Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng bán những tài sản mà khách hàng không còn nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả nhằm tạo nguồn vốn trả nợ vay ngân hàng. Để công tác thu hồi nợ có vấn đề đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cán bộ đi đòi nợ phải thực sự khôn khéo trong ứng xử, nhạy bén trong xử lý để khách hàng trả nợ nhanh nhất.

Thông qua việc đánh giá tình hình công nợ của khách hàng, ngân hàng sẽ nhận biết được tình hình của các tổ chức, cá nhân nợ khách hàng của mình. Qua đó, ngân hàng có thể tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có kinh doanh các mặt hàng mà những khách hàng khác đang vay vốn tại ngân có nhu cầu mua, tiếp xúc với nhau để có thể thực hiện mua bán và chuyển tiền thanh toán công nợ cho khách hàng để trả nợ. Qua đánh giá, tìm hiểu các tổ chức, cá nhân có công nợ, nếu ngân hàng nhận thấy các tổ chức, cá nhân này hoạt động kinh doanh tốt nhưng khó khăn tạm thời về tài chính do không vay được vốn để trả nợ thì Chi nhánh có thể đề xuất cho vay để thanh toán công nợ và ngân hàng sẽ thu hồi được khoản nợ có vấn đề này.

Để hoạt động thu hồi nợ trực tiếp đạt được kết quả cao nhất, ngân hàng cần xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn đối với tất cả các đối tượng hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng thu hồi nợ có vấn đề bao gồm cả cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia hỗ trợ nhằm tối đa hóa giá trị các khoản nợ có vấn đề thu hồi được.

Bên cạnh đó, trường hợp những khoản nợ có vấn đề do chủ quan cán bộ ngân hàng gây ra thì ngân hàng cần tiến hành kiểm tra, xác minh và quy trách nhiệm cụ thể, buộc phải bồi hoàn, nếu không thực hiện được phải xử lý nghiêm túc, triệt để. Nếu cán bộ ngân hàng cố ý lừa đảo, móc ngoặc với khách hàng để rút vốn ngân hàng thì phải bị truy tố trước pháp luật.

- Tăng cường thu hồi nợ có vấn đề thông qua xử lý TSĐB

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 91 - 102)