8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Xây dựng quy trình cảnh báo sớm nợ có vấn đề
Sơđồ 3.1. Quy trình cảnh báo sớm nợ có vấn đề
- Giám sát liên tục do CBTD thực hiện: CBTD là người có hiểu biết
nhất về khách hàng, họ thông thường là người đầu tiên phát hiện vả ghi nhận các vấn đề phát sinh. Do đó, CBTD là hàng rào đầu tiên để phòng chống các khoản nợ nợ có vấn đề. CBTD phải được đào tạo để có thể nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và có khả năng phân tích và đánh giá các dấu hiệu nảy. CBTD phải thường xuyên liên hệ với khách hàng và cập nhật thông tin, các phản ứng
Giám sát liên tục do CBTD thực hiện
Rà soát các khoản vay theo lịch trình do CBTD thực hiện
Kiểm tra, kiểm soát của kiểm toán nội bộ và ngân hàng cấp trên
Điều khoản ràng buộc của Hợp đồng tín dụng
Các dấu hiệu cảnh báo
Xếp hạng tín dụng, báo cáo các khoản vay giảm cấp (xuống hạng) và phương án giảm thiểu rủi ro
cùa các CBTD là đặc biệt quan trọng để tiến hành các biện pháp phòng ngừa, cảnh báo nợ có vấn đề.
- Rà soát các khoản vay theo lịch trình: Việc rà soát các khoản vay theo
lịch trình phải được tiến hành một cách khách quan, không để xảy ra trường hợp CBTD bị bất ngờ vì phát hiện ra khoản vay trở nên có vấn đề.
- Kiểm tra, kiểm soát từ bên ngoài: Đây là tuyến bảo vệ cuối, nếu nợ xấu được phát hiện ở giai đoạn này thì thông thường đã muộn và rất nhiều phương án thu hồi lại khoản vay đã không còn tác dụng nữa. Điều này cũng có nghĩa là hai tuyến bảo vệ ban đầu hoạt động không hiệu quả.
- Xếp hạng tín dụng, báo cáo các khoản vay xuống hạng và phương án giảm thiểu rủi ro: Chi nhánh phải thường xuyên thực hiện rà soát các khoản
vay để xếp hạng tín dụng một cách cập nhật. CBTD cần phải đưa ra được các đề xuất về thay đổi việc xếp hạng khoản vay và sự thay đổi đó cần được báo cáo cập nhật lên ban lãnh đạo để xem xét tổng thể. Chi nhánh cần lập danh sách theo dõi các khách hàng vay bị giảm cấp/xuống hạng mà ngân hàng có lo ngại, đồng thời các khoản vay nằm trong danh sách này cần phải được theo đôi một cách chặt chẽ, thường xuyên. Từ đó xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro phù hợp.
- Hệ thống thông tin quản trị: Chi nhánh cần xây dựng hệ thống các
báo cáo thông tin quản trị để phục vụ cho hệ thống cảnh báo sớm như:
+ Định kỳ (thường là hàng tháng) thiết lập các báo cáo thể hiện mức độ tập trung các khoản vay: Mục đích của các báo cáo này cho biết sự tập trung của vốn tín dụng theo ngành, nghề, theo vị trí địa lý và loại khách hàng.
+ Thường xuyên thiết lập các báo cáo tình hình giao dịch: nhằm xác định khoản vay lớn, các giao dịch bất thường hoặc không có giao dịch. + Thường xuyên thiết lập các báo cáo hạn mức tín dụng: nhằm xác định các khách hàng vượt quá hạn mức tín dụng.
+ Thường xuyên thiết lập các báo cáo nợ đến hạn phải thu hồi: nhằm xác định các khoản nợ đã đến hạn phải thu hồi và lên kế hoạch thu hồi nợ. Báo cáo này nên lập trước ngày các khoản nợ đến hạn.
+ Thường xuyên thiết lập các báo cáo nợ đến hạn chưa thanh toán, nợ có vấn đề: nhằm phục vụ công tác quản lý tín dụng, quản trị nợ có vấn đề.