Đối với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 106 - 111)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2.Đối với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thật tốt, có như vậy mới

có thể cung cấp những thông tin về khách hàng một cách tốt nhất để phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình. Đồng thời xây dựng lại mô hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng (quy trình tín dụng mẫu), quản trị rủi ro đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng bán hàng, phân tích và quản trị rủi ro tín dụng. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, của tài sản thế chấp.

- Đưa vào sử dụng mô hình quản trị hiện đại theo chuẩn mực của quốc

tế, sử dụng phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của khách hàng, định giá khoản vay, định giá tài sản thế chấp và quản trị danh mục cho vay.

- Xử lý nợ tồn đọng và nợ xấu: Để có thể hội nhập và phát triển đòi hỏi

Eximbank phải giải quyết bài toán nợ xấu một cách triệt để, phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu, tăng cường quản lý danh mục TSĐB. Việc thẩm định dự án phải được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ngân hàng không nên lạm dụng nghiệp vụ gia hạn nợ. Hoàn thiện quy trình phân loại nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế. Khi định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nên tham gia hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài trong

việc giải quyết nợ xấu, nên bán các khoản nợ xấu cho các công ty xử lý nợ xấu hay các Ngân hàng nước ngoài.

- Tăng cường hoạt động thông tin tín dụng: Hoạt động thông tin tín dụng sẽ giúp ích rất nhiều tới quản trị nợ có vấn đề. Như chúng ta đã biết, thông tin quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh tín dụng. Trong các bước của quản trị nợ có vấn đề thì ở mỗi bước đều có nhu cầu về thông tin, đặc biệt là trong nhận dạng và đo lường. Hầu hết các công cụ mà bài viết đưa ra, muốn thực hiện được cần phải có nguồn thông tin đầy đủ và chính xác.

- Hoạt động thông tin tín dụng phải được thực hiện minh bạch, kiện toàn tổ chức hoạt động thông tin tín dụng. Phải xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá cập nhật các thông tin tín dụng tại các chi nhánh của Eximbank. Bộ phận này có nhiệm vụ: trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng thông qua việc phân tích và xử lý thông tin qua các kênh thông tin khác nhau, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời trực tiếp cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính phi tài chính, thông tin về các khoản nợ…

- Bên cạnh đó cần phải phối hợp với các cơ quan, các sở ban ngành, các

công ty tài chính, bảo hiểm, nhằm tiếp nhận và xử lý thông tin chính xác.

- Việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế là hết

sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hàng ngày. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư của Eximbank vào thành phần này. Một mặt để giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn; mặt khác giúp cho Eximbank có cái nhìn tổng quan hơn về danh mục cho vay, tập trung trong quản trị nợ có vấn đề khi có những biến động về tình hình kinh tế vĩ mô. Giúp việc cấp tín dụng của Eximbank được mở rộng một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.

- Ứng dụng các công cụ phái sinh: Ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ có vấn đề. Eximbank phải xây dựng bộ phận chuyên môn, xây dựng quy trình thực hiện. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng được công cụ phái sinh không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ ngân hàng mà còn có các cơ quan chức năng khác phải vào cuộc trong đó có NHNN và Chính phủ.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Tiến hành tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong Ngân hàng đặc biệt là cán bộ quản lý rủi ro và CBTD. Cử các cán bộ giỏi đi đào tạo tại các nước có thị trường tài chính ngân hàng phát triển, nhằm học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng vào ngân hàng, đồng thời truyền đạt lại cho các cán bộ trong ngân hàng, nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ nội dung lý thuyết cơ bản tại chương 1 cùng với thực trạng, những định hướng quản trị nợ có vấn đề tại Eximbank Hùng Vương trong thời gian qua, chương 3 đã đề xuất những giải pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ có vấn đề, giúp hoàn thiện công tác quản trị nợ có vấn đề tại chi nhánh.

Các giải pháp sẽ là tiền đề, tạo cơ sở cho hoạt động cho vay tại chi nhánh thuận lợi hơn, kiểm soát được nợ có vấn đề phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại đơn vị, tăng lợi nhuận và giúp ngân hàng phát triển mạnh hơn trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Cùng với các hoạt động khác thì hoạt động tín dụng của các NHTM không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Chất lượng của các khoản vay là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính sống còn đối với mỗi ngân hàng. Trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế thì việc tăng số lượng các khoản nợ có vấn đề là một điều tất yếu bởi các doanh nghiệp mặc dù ngày càng năng động, linh hoạt nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro không thể lường trước được.

Luận văn này đã trình bày được cơ sở lý luận về nợ có vấn đề, quản trị nợ có vấn đề trong hoạt động cho vay của NHTM, thực trạng hoạt động quản trị nợ có vấn đề tại Eximbank Hùng Vương trong trong thời gian qua. Từ đó, đã đưa ra giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nợ có vấn đề của Chi nhánh trong thời gian tới.

Hơn nữa, muốn làm giảm nợ có vấn đề thì không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân ngân hàng mà cần phải có sự hợp tác của các khách hàng và các cấp, các ngành trong xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề trên đây đa số mới chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ phía Chi nhánh chứ chưa đề cập nhiều đến trách nhiệm của khách hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] TS. Trương Quốc Cường, TS. Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng: Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia.

[2] TS. Hồ Diệu (2001), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[3] Lê Thị Hoài Diễm (2012), Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh

Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

[4] Nguyễn Bá Diệp (2011), Một số giải pháp xử lý nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam,

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[5] TS. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB

Thống Kê, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng”, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31 tháng 12 năm 2001 có hiệu lực thì hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2002).

[7] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Thông tư số 01/VBHN-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31 tháng 3 năm 2014.

[8] Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (2013), Quy trình nghiệp vụ tín dụng, lưu hành nội bộ.

[9] Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (2012), Quy định về chính sách DPRR tại Eximbank, lưu hành nội bộ.

[10] Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (2011), Quy định về hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Eximbank, lưu hành nội bộ.

[11] Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, (2013), Quy trình xử lý nợ tại Eximbank, lưu hành nội bộ.

[12] Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính,

Hà Nội.

[13] TS. Hồ Hữu Tiến, Bài giảng môn Phân tích tín dụng và cho vay, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[14] Nguyễn Văn Thưởng (2014), Giải pháp xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Công thương Viêt Nam- Chi nhánh Bắc Đà Nẵng,

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[15] Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – Trung tâm thông tin tư liệu (CIEM), “Giải quyết nợ xấu – vấn đề mấu chốt trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng”, Thông tin chuyên đề số 1/2013 (2013).

Websites

[16] www.Eximbank.com.vn

[17] www.google.com.vn

[18] www.sbvamc.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 106 - 111)