Các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 44 - 47)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.6.3. Các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngoài

- Nguyên nhân bất khả kháng: Các khoản nợ xấu nảy sinh từ nguyên nhân thiên tai như bão lụt, hạn hán, hỏa hoạn và động đất hoặc những thay đổi bất thường không thể lường trước được của người tiêu dùng hoặc về mặt kỹ thuật một ngành công nghiệp.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người vay. Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, người vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu được tương đối cao, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả của người đi vay bị giảm sút. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và trường độ của khủng hoảng mà việc ảnh hưởng lên các cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất lưu thông cũng như lên khả năng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức độ khủng khoảng càng cao, sức mua của

người tiêu dùng càng bị giảm sút gây ra hiện tượng hàng hóa không bán được và lợi nhuận của doanh nghiệp lưu thông cũng bị giảm theo, đồng thời lượng hàng hóa tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất cũng vì thế mà tăng lên nhanh chóng gây ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, thu nhập, kinh tế đối ngoại…cùng các công cụ của hệ thống chính sách này tác động vào tổng sản phẩm quốc dân, việc làm, lạm phát, tỷ giá hối đoái…nhằm làm giảm bớt những dao động của chu kỳ kinh doanh trong mỗi thời kỳ.

Qua nghiên cứu, phân tích và thực tế cho thấy rằng bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô đều dẫn đến sự thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng… Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các NHTM, gây nên nợ có vấn đề, nợ xấu, đe dọa sự an toàn trong hoạt động của các NHTM.

- Môi trường pháp lý

Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan.

Cùng với môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường cho vay của các NHTM. Môi trường cho vay có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, có thể hạn chế hay làm tăng thêm nợ có vấn đề trong hoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ một số vấn đề về nợ có vấn đề trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, những tác động của nợ có vấn đề đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ có vấn đề xảy theo logic sẽ dẫn đến nợ xấu phát sinh, kéo theo hệ lụy là phải trích lập dự phòng làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận kinh doanh và nếu xử lý không tốt sẽ hình thành lên một khối nợ tồn đọng kéo dài có nguy cơ mất vốn dẫn đến đổ vỡ hoạt động của NHTM.

Tác giả cũng đã phân tích các nội dung về quản trị nợ có vấn đề - là một quy trình ngăn ngừa và xử lý nợ có vấn đề hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp với thông lệ quốc tế đòi hỏi ban lãnh đạo phải nắm được tiêu chí cơ bản về phân loại nợ, nhận biết được dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề, trên cơ sở đó mới lập ra phương án khắc phục và thực thi phương án thông qua những giải pháp xử lý hữu hiệu.

Cơ sở lý luận được nêu trong chương 1 là nền tảng để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và hoạt động quản trị nợ có vấn đề trong cho vay tại Eximbank Hùng Vương, đồng thời đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nợ có vấn đề ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM –

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị nợ có vấn đề hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)